“Hy vọng đã vươn lên” lời và nhạc của Nguyễn Đức Quang được xướng lên ở mỗi lần sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt ở phong trào Du ca Miền Nam trước 1975. Bài hát này nhắc nhở ‘quên ưu phiền, lo lắng, sợ hải, bóng đêm’ thay vào đó, là khơi dậy hai chữ hy vọng, nỗ lực rồi cậy trông, ngày mai sẽ tươi sáng.
Dù không có niềm tin tôn giáo, dù vỗ ngực xưng tên ‘vô thần’, bạn đều cảm nhận: sống mà không có hy vọng, không có tin tưởng bất cứ điều gì tốt đẹp, chúng ta thấy cuộc sống vô nghĩa, đời không đáng sống.
Người lữ hành hy vọng
Hai chữ HY VỌNG trong cuộc sống luôn có giá trị. HY VỌNG đã được Đức cố Giáo hoàng Phanxico dùng làm chủ đề chính của Năm Thánh 2025 của Giáo hội Công giáo. Năm Thánh chưa kết thúc thì ngài đã qua đời sáng 21/4 do đột quỵ, suy tim và các yếu tố bệnh nền khác bao gồm "một đợt suy hô hấp cấp tính trước đó", tăng huyết áp động mạch và tiểu đường loại II.
Triều đại của Giáo hoàng Phanxicô đã chính thức kết thúc kể từ ngày 07/5/2025, lúc 130 vị hồng y từ 80 tuổi trở xuống, tiến vào điện Sixtine bầu chọn giáo hoàng mới.
Đông đảo tín hữu ở quảng trường thánh Phero và rất nhiều người, nhiều giới ở khắp các nước trên thế giới quan tâm theo dõi khói đen hay khói trắng ở ống khói trên nóc điện Sixtine để biết tân giáo hoàng đã có hay chưa.
21g5 tối ngày 7/5 (tức 2g sáng 8/5 theo giờ Việt Nam) khòi đen xuất hiện, người người chờ đợi, mật nghị sẽ tiếp tục vào buổi sáng ngày 8/5 vào lúc 10g30 và 12g (khoảng 15g30 và 17g theo giờ Việt Nam). Sau 2 lần bỏ phiếu buổi sáng vẫn chưa chọn ra tân giáo hoàng, các hồng y sẽ tiếp tục bỏ phiếu 2 lần vào buổi chiều cùng ngày, vào lúc 17g30 và 19g (tức 22g30 ngày 8/5 và 0g ngày 9/5 theo giờ Việt Nam). Quảng trường thánh Phêro bây giờ, theo tờ The Guardian, chật kín người với khoảng hơn 45.000 người. Rất nhiều người mỏi mệt chờ ‘tin vui’ nhưng khói đen vẫn lan ra… có nghĩa là 130 vị hồng y chưa bầu được tân giáo hoàng !
Triều đại của Giáo hoàng Phanxicô đã chính thức kết thúc kể từ ngày 07/5/2025, lúc 130 vị hồng y từ 80 tuổi trở xuống, tiến vào điện Sixtine bầu chọn giáo hoàng mới.
Đông đảo tín hữu ở quảng trường thánh Phero và rất nhiều người, nhiều giới ở khắp các nước trên thế giới quan tâm theo dõi khói đen hay khói trắng ở ống khói trên nóc điện Sixtine để biết tân giáo hoàng đã có hay chưa.
21g5 tối ngày 7/5 (tức 2g sáng 8/5 theo giờ Việt Nam) khòi đen xuất hiện, người người chờ đợi, mật nghị sẽ tiếp tục vào buổi sáng ngày 8/5 vào lúc 10g30 và 12g (khoảng 15g30 và 17g theo giờ Việt Nam). Sau 2 lần bỏ phiếu buổi sáng vẫn chưa chọn ra tân giáo hoàng, các hồng y sẽ tiếp tục bỏ phiếu 2 lần vào buổi chiều cùng ngày, vào lúc 17g30 và 19g (tức 22g30 ngày 8/5 và 0g ngày 9/5 theo giờ Việt Nam). Quảng trường thánh Phêro bây giờ, theo tờ The Guardian, chật kín người với khoảng hơn 45.000 người. Rất nhiều người mỏi mệt chờ ‘tin vui’ nhưng khói đen vẫn lan ra… có nghĩa là 130 vị hồng y chưa bầu được tân giáo hoàng !
Hy vọng luôn ẩn chứa sự bất ngờ
Gần 50 ngàn tín hữu đang hiện diện ở Vatican, và Vatican News cho biết “hơn 7.500 nhà báo đã yêu cầu được cấp phép để đưa tin về cuộc bầu cử Giáo hoàng mới. Khi Đức cố Giáo hoàng nhập viện, khoảng 3.000 ký giả đăng ký theo dõi tình hình sức khỏe của ngài. Nhưng từ khi ngài qua đời và sau đó để đưa tin về Mật nghị, đã có đến 7.500 ký giả và giới truyền thông đăng ký tại Phòng Báo chí Tòa Thánh.” X: https://www.vaticannews.va/vi/vatic...ng-bao-chi-toa-thanh-mat-nghi-giao-hoang.html, đây thực sự là một thách đố về mặt hậu cần đối với Vatican.. ngàn phóng viên báo đài đang dí ống nhòm theo dõi - đưa tin, vẫn kiên trì hy vọng có tin vui từ ống khói…
Hy vọng đã không khiến người người thất vọng, đó là lúc làn khói trắng xuất hiện, là lúc mọi người biết tin Giáo hoàng thứ 267 có danh xưng Lêo XIV, vị Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên của Giáo hội suốt 2000 năm, một Tân Giáo hoàng không ai ngờ tới. Truyền thông thế giới ‘im re’ trước nhiều dự đoán ‘giáo hoàng tương lai, theo họ, sẽ là giáo hoàng có bề dày thành tích cống hiến được cả thế giới biết rõ.
Hy vọng đã không khiến người người thất vọng, đó là lúc làn khói trắng xuất hiện, là lúc mọi người biết tin Giáo hoàng thứ 267 có danh xưng Lêo XIV, vị Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên của Giáo hội suốt 2000 năm, một Tân Giáo hoàng không ai ngờ tới. Truyền thông thế giới ‘im re’ trước nhiều dự đoán ‘giáo hoàng tương lai, theo họ, sẽ là giáo hoàng có bề dày thành tích cống hiến được cả thế giới biết rõ.
Hy vọng để không phải thất vọng
Thánh Phaolô viết “Hy vọng không làm thất vọng” (Rm 5,5) Cố Giáo hoàng Phanxicô đã dùng câu nói này làm nền tảng để công bố Năm Thánh 25 năm của Giáo hội Công giáo và câu nói này đã phản ảnh Hy vọng của tín hữu đang hiện diện ở Vatican cũng như cả thế giới quan tâm sự kiện bầu giáo hoàng!
Tiếng chuông của Đền thánh Phêro vang lên, cùng lúc, khói trắng xuất hiện báo tin vui Giáo hoàng mới đã được bầu. Theo hãng tin CNN, đám đông ở quảng trường chính của Vatican đã vỗ tay, khi khói trắng bắt đầu lan ra từ ống khói của điện Sistine vào khoảng 18g08 ngày 8/5 (giờ địa phương). Rồi ở ban công đền thánh Phêro, một Hồng y của Mật viện tiến ra ‘loan báo tin vui’ câu nói bằng tiếng Latin, truyền thống của Giáo hội Công giáo “HABEMUS PAPAM – CHÚNG TA ĐÃ CÓ GIÁO HOÀNG” và công bố danh hiệu giáo hoàng mới thứ 267: ĐỨC GIÁO HOÀNG LEO XIV ! Không chỉ 1,4 tỷ tín hữu Công giáo vui mừng đón nhận Giáo hoàng Lêo XIV, mà nhiều nước, nhiều lảnh đạo các quốc gia đã gởi điện văn chúc mừng Tân Giáo hoàng.
Tiếng chuông của Đền thánh Phêro vang lên, cùng lúc, khói trắng xuất hiện báo tin vui Giáo hoàng mới đã được bầu. Theo hãng tin CNN, đám đông ở quảng trường chính của Vatican đã vỗ tay, khi khói trắng bắt đầu lan ra từ ống khói của điện Sistine vào khoảng 18g08 ngày 8/5 (giờ địa phương). Rồi ở ban công đền thánh Phêro, một Hồng y của Mật viện tiến ra ‘loan báo tin vui’ câu nói bằng tiếng Latin, truyền thống của Giáo hội Công giáo “HABEMUS PAPAM – CHÚNG TA ĐÃ CÓ GIÁO HOÀNG” và công bố danh hiệu giáo hoàng mới thứ 267: ĐỨC GIÁO HOÀNG LEO XIV ! Không chỉ 1,4 tỷ tín hữu Công giáo vui mừng đón nhận Giáo hoàng Lêo XIV, mà nhiều nước, nhiều lảnh đạo các quốc gia đã gởi điện văn chúc mừng Tân Giáo hoàng.
Tước hiệu của Giáo hoàng: "Hướng đi, phục vụ"
Tước hiệu của Giáo hoàng: "Hướng đi, phục vụ"
Nếu Cố Giáo hoàng Phanxico lấy tước hiệu là PHANXICO, chỉ vì ngài muốn theo lối sống khó nghèo của thánh Phanxico, ngài đã trung thành, làm rõ hai chữ khó nghèo trong cách sống và trong cách phục vụ người nghèo!
Tân Giáo hoàng Lêo XIV, là sự tiếp nối Đức Lêo XIII. Có lẽ Tân Giáo hoàng đang muốn tiếp tục công việc của Giáo hoàng Lêo XIII, một giáo hoàng đứng về phía người nghèo và đứng lên bảo vệ tầng lớp lao động. Giáo hoàng Leo XIII lãnh đạo giáo hội từ năm 1878 đến năm 1903, nhấn mạnh mạnh mẽ quyền của người lao động và học thuyết xã hội Công giáo, Thông điệp “Rerum Novarum – Tân Sự’ của ngài được thế giới, ngày đó cũng như ngày nay, trân trọng
Hy vọng, triều đại Giáo hoàng Đức Leo XIV sẽ đem lại Hoà bình cho một thế giới đầy nhiễu nhương: chiến tranh, hận thù, sóng gió, mong có được một nền hoà bình như lòng Chúa muốn bởi Tân Giáo hoàng Lêo XIV - ‘mượn’ lời chúc Bình An ở Tin Mừng Chúa Phục Sinh - ngài mở lời đầu tiên: BÌNH AN Ở CÙNG ANH CHỊ EM.
Tân Giáo hoàng Lêo XIV, là sự tiếp nối Đức Lêo XIII. Có lẽ Tân Giáo hoàng đang muốn tiếp tục công việc của Giáo hoàng Lêo XIII, một giáo hoàng đứng về phía người nghèo và đứng lên bảo vệ tầng lớp lao động. Giáo hoàng Leo XIII lãnh đạo giáo hội từ năm 1878 đến năm 1903, nhấn mạnh mạnh mẽ quyền của người lao động và học thuyết xã hội Công giáo, Thông điệp “Rerum Novarum – Tân Sự’ của ngài được thế giới, ngày đó cũng như ngày nay, trân trọng
Hy vọng, triều đại Giáo hoàng Đức Leo XIV sẽ đem lại Hoà bình cho một thế giới đầy nhiễu nhương: chiến tranh, hận thù, sóng gió, mong có được một nền hoà bình như lòng Chúa muốn bởi Tân Giáo hoàng Lêo XIV - ‘mượn’ lời chúc Bình An ở Tin Mừng Chúa Phục Sinh - ngài mở lời đầu tiên: BÌNH AN Ở CÙNG ANH CHỊ EM.
Ảnh trong bài: Vatican Media/Reuters