- Chủ đề Author
- #1
Trước tình trạng bất bình đẳng và loại trừ ngày càng gia tăng, nhằm xóa đói giảm nghèo dưới mọi hình thức, chấm dứt phân biệt đối xử và loại trừ… ngay từ năm 2018, các thành viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, trong đó có Việt Nam, đã cùng cam kết hành động xây dựng một thế giới công bằng và phát triển bền vững dựa trên nguyên tắc "Không để ai bị bỏ lại phía sau" – "leaving no one behind" (UNDP, What does it means to leave no one behind? Discussion paper, juillet 2018)
Một nguyên tắc của Học thuyết Xã hội Công giáo
Cam kết "không để ai bị bỏ lại phía sau" thực chất chính là nguyên tắc "ưu tiên chọn lựa người nghèo" trong Học thuyết Xã hội Công giáo.
Nguyên tắc này đã được Hiến chế Giáo hội trong Thế giới Ngày nay thể hiện ngay trong số mở đầu: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Đức Kitô” (GS, số 1).
Nguyên tắc này sau đó đã được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, Đức Giáo tông Bênêđíchtô XVI đưa vào Học thuyết Xã hội của Giáo hội và được Đức Giáo tông Phanxicô mạnh mẽ thúc đẩy.
Sở dĩ, "Ưu tiên lực chọn người nghèo" trở thành nguyên tắc hàng đầu, vì "ưu tiên chọn lựa người nghèo nằm ở trung tâm của Tin mừng" và "Đức Giêsu là người đầu tiên thực hiện chọn lựa này." (Phanxicô, Tiếp kiến chung, thứ Tư, ngày 19/8/2020)
Nguyên tắc này đã được Hiến chế Giáo hội trong Thế giới Ngày nay thể hiện ngay trong số mở đầu: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Đức Kitô” (GS, số 1).
Nguyên tắc này sau đó đã được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, Đức Giáo tông Bênêđíchtô XVI đưa vào Học thuyết Xã hội của Giáo hội và được Đức Giáo tông Phanxicô mạnh mẽ thúc đẩy.
Sở dĩ, "Ưu tiên lực chọn người nghèo" trở thành nguyên tắc hàng đầu, vì "ưu tiên chọn lựa người nghèo nằm ở trung tâm của Tin mừng" và "Đức Giêsu là người đầu tiên thực hiện chọn lựa này." (Phanxicô, Tiếp kiến chung, thứ Tư, ngày 19/8/2020)
Đức Giáo tông Phanxicô dùng bữa trưa với người nghèo trong ngày Thế giới vì người nghèo năm 2016. Ảnh. Cath.ch
Sứ mạng của Hội thánh
Từ đó, ưu tiên chọn lựa người nghèo cũng trở thành một "tiêu chí của người môn đệ Chúa Kitô… là tiêu chuẩn nòng cốt để chứng tỏ thế nào là một Kitô hữu chân chính." (x. Gl 2,10; Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, # 195)
Nói cách khác, người môn đệ chân chính của Đức Giêsu phải là "người gần gũi với người nghèo, những người bé mọn, những người bệnh tật và tù đày, những người bị loại trừ và bị lãng quên, những người thiếu cơm ăn áo mặc." (x. Mt 25,31-36; GLCG, 2443)
Vì là tiêu chuẩn của người môn đệ, nên ưu tiên chọn lựa người nghèo không chỉ dành cho một số ít người, nhưng là chính "sứ mạng của Hội thánh" (GIOAN PHAO-LÔ II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis – Mối quan tâm về các vấn đề xã hội, # 42); sứ mạng trở nên khí cụ của Thiên Chúa trong công cuộc cứu độ và giải phóng con người toàn diện.
Nói cách khác, người môn đệ chân chính của Đức Giêsu phải là "người gần gũi với người nghèo, những người bé mọn, những người bệnh tật và tù đày, những người bị loại trừ và bị lãng quên, những người thiếu cơm ăn áo mặc." (x. Mt 25,31-36; GLCG, 2443)
Vì là tiêu chuẩn của người môn đệ, nên ưu tiên chọn lựa người nghèo không chỉ dành cho một số ít người, nhưng là chính "sứ mạng của Hội thánh" (GIOAN PHAO-LÔ II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis – Mối quan tâm về các vấn đề xã hội, # 42); sứ mạng trở nên khí cụ của Thiên Chúa trong công cuộc cứu độ và giải phóng con người toàn diện.
Hành động để thay đổi các cấu trúc xã hội tồi tệ
Sứ mạng này vừa bao hàm nhiệm vụ minh nhiên loan báo Tin mừng, vừa biểu lộ tình liên đới với người nghèo qua việc thăng tiến những quyền căn bản của họ về công lý và tự do.
Nói cách khác, ưu tiên chọn lựa người nghèo không đơn giản chỉ dừng lại nơi sự "trợ giúp" về vật chất và tinh thần trong những tình cảnh khẩn cấp, như khi bão lụt, dịch bệnh, cháy rừng…
Nhưng là "đặt người nghèo vào vị trí trung tâm" của các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội, "cùng hành động để thay đổi các cấu trúc xã hội tồi tệ hay "các cơ cấu kinh tế và xã hội tạo nên sự đói nghèo" và nếu có những cấu trúc xã hội bệnh tật ngăn cản người nghèo mơ ước về tương lai, thì "phải cùng nhau hoạt động để chữa lành chúng, để thay đổi chúng." (Niềm vui Tin mừng, # 195)
Nói cách khác, ưu tiên chọn lựa người nghèo không đơn giản chỉ dừng lại nơi sự "trợ giúp" về vật chất và tinh thần trong những tình cảnh khẩn cấp, như khi bão lụt, dịch bệnh, cháy rừng…
Nhưng là "đặt người nghèo vào vị trí trung tâm" của các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội, "cùng hành động để thay đổi các cấu trúc xã hội tồi tệ hay "các cơ cấu kinh tế và xã hội tạo nên sự đói nghèo" và nếu có những cấu trúc xã hội bệnh tật ngăn cản người nghèo mơ ước về tương lai, thì "phải cùng nhau hoạt động để chữa lành chúng, để thay đổi chúng." (Niềm vui Tin mừng, # 195)
Đức Tổng Giám mục L. Girelli, Đại diện Không thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam thăm người nghèo. Ảnh: HĐGMVN
Ai là người nghèo cần ưu tiên?
Người nghèo mà Giáo hội và xã hội cần ưu tiên ở đây là "những người phải chịu những điều kiện phi nhân về lương thực, nhà ở, tiếp cận chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nghề nghiệp, những quyền tự do căn bản. Đó là một sự tước đoạt nghiêm trọng các thiện ích vật chất, xã hội, văn hóa, làm tổn hại đến phẩm giá của nhân vị."
Như vậy, người nghèo ở đây không giới hạn ở sự nghèo khổ về vật chất, nhưng "trong nhiều chiều kích của sự nghèo khổ, đó là những người bị áp bức, những người bị đẩy ra bên lề xã hội, người già, các bệnh nhân, trẻ em, tất cả những ai được coi và đối xử như là ‘những kẻ rốt hết’ trong xã hội" (Gioan Phaolô II, Tông huấn Vita consecrata, # 82)
Và, việc chọn lựa ưu tiên lên tiếng, bảo vệ, dấn thân bênh vực… những người nghèo này nằm ở chính trung tâm của đức tin Kitô giáo.
Như vậy, người nghèo ở đây không giới hạn ở sự nghèo khổ về vật chất, nhưng "trong nhiều chiều kích của sự nghèo khổ, đó là những người bị áp bức, những người bị đẩy ra bên lề xã hội, người già, các bệnh nhân, trẻ em, tất cả những ai được coi và đối xử như là ‘những kẻ rốt hết’ trong xã hội" (Gioan Phaolô II, Tông huấn Vita consecrata, # 82)
Và, việc chọn lựa ưu tiên lên tiếng, bảo vệ, dấn thân bênh vực… những người nghèo này nằm ở chính trung tâm của đức tin Kitô giáo.
Giáo hội Phi Châu chăm sóc người nghèo. Ảnh: CNN
Tóm lại
Nguyên tắc "không để ai bị bỏ lại phía sau" cũng chính là nguyên tắc "Ưu tiên chọn lựa người nghèo" trong Học thuyết Xã hội Công giáo và là sứ mạng chính yếu, là lý do hiện hữu của Giáo hội.
Vì thế, bao lâu Giáo hội chỉ lo cho bộ cánh của mình với những Tòa Giám mục đồ sộ, với những cái bắt tay các nhà tài phiệt làm giầu trên xương máu đồng bào, nhất là bắt tay với những thể chế chính trị độc tài, quân phiệt… im lặng trước bất công, nghèo đói, là Giáo hội đang phản bội Chúa Kitô, Đấng đã trở nên nghèo khó vì nhân loại.
Vì thế, bao lâu Giáo hội chỉ lo cho bộ cánh của mình với những Tòa Giám mục đồ sộ, với những cái bắt tay các nhà tài phiệt làm giầu trên xương máu đồng bào, nhất là bắt tay với những thể chế chính trị độc tài, quân phiệt… im lặng trước bất công, nghèo đói, là Giáo hội đang phản bội Chúa Kitô, Đấng đã trở nên nghèo khó vì nhân loại.
Lm. Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, C.Ss.R.
Phải làm gì?
Docat 94: Công ích có ý nghĩa gì với người nghèo?
Người nghèo phải được xem là trọng tâm của Giáo Hội, nếu không thì Giáo Hội phản bội lại sứ mệnh của mình. Trong HCMV NIỀM VUI và HY VỌNG của CÔNG ĐỒNG VATICAN II nói về sự chọn lựa ưu tiên dành cho người nghèo (GS 1). Từ Hiến Chế này dẫn đến các nghĩa vụ xã hội trọng tâm của cá nhân và của toàn thể Giáo Hội phải quan tâm đến các nhu cầu của con người, đặc biệt là những người đang ở những vùng bên lề xã hội. Tám Mối Phúc Thật trong Bài Giảng Trên Núi, sự khó nghèo của chính Chúa Giêsu, và sự yêu thương quan tâm của Người với người nghèo cho chúng ta thấy con đường ấy. Việc ủng hộ giúp đỡ những người bị thiệt thòi, bị gạt ra bên lề là một mệnh lệnh trực tiếp của Chúa Giêsu: "mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25:40). Tuy thế, Chúa Giêsu cũng cảnh tỉnh quan điểm theo ý thức hệ cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể loại trừ hết đói nghèo trên thế giới (Mt 26:11). Điều này chỉ có thể xảy ra khi Chúa Kitô Đến Lần Thứ Hai.