- Chủ đề Author
- #1
Sau cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, thánh Phaolô đã chọn cho mình một mục đích sống, là trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô (Rm 8,29), lấy Chúa Kitô làm mẫu mực để thay đổi đời sống của mình (Rm 13,14), không phải là một Đức Giêsu chung chung, mờ nhạt trong đức tin và ký ức, mà là một Đức Giêsu Kitô sống động, chịu đóng đinh vào thập giá (1Cr 2,2).
Vì thế Phaolô sẵn sàng chấp nhận mọi gian nan thử thách khi thi hành sứ vụ tông đồ. Lý tưởng của Phaolô cũng là lý tưởng của mọi Kitô hữu: Những ai thuộc về Đức Kitô Giêsu thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê (Gl 5,24). Noi gương Chúa Giêsu chính là đi trên con đường nên thánh, là xác tín “với tôi, sống là Đức Kitô.”
Ảnh: baylor.edu
Theo báo cáo mới nhất về Giáo hội Công giáo, tính đến cuối năm 2022, thế giới có khoảng 1tỷ 389 triệu tín hữu Công giáo, tăng thêm 13,7 triệu người so với năm trước. (x.Thống kê mới nhất về Giáo hội Công giáo năm 2024. Phailamgi.com). Đó là một tín hiệu đáng mừng của Hội thánh với nỗ lực lớn nhằm loan báo Tin mừng.
Điểm qua các các giáo phận và các giáo xứ hàng năm vẫn có những kế hoạch đầy tham vọng để quảng bá đức tin, Nhưng kết quả xem ra chẳng thu được bao nhiêu! Chúng ta nói nhiều đến tình thương, đến người nghèo cần sự trợ giúp, đến những nỗi bất hạnh… nhưng hiếm khi người ta thấy Giáo hội quan tâm đến những vấn đề nổi trội trong xã hội như công lý, công bằng, lạm quyền, áp bức, tham nhũng... Thế thì làm sao người ta lại phải tin chúng ta? Trong tin mừng, khi đối diện những vấn đề đó, nếu muốn giải quyết, Đức Giêsu luôn đẩy vấn đề lên đến tận nguồn cội của nó, (vấn đề nộp thuế Mt 22,21/tham lam Lc12,15/ quyền bính Ga 19,11…) Lời Đức Giêsu luôn đánh động con người, bởi vì nó tương thích với những cảnh đời “nhạy cảm”, là điều mà chúng ta thường lấp liếm hay né tránh.
Điểm qua các các giáo phận và các giáo xứ hàng năm vẫn có những kế hoạch đầy tham vọng để quảng bá đức tin, Nhưng kết quả xem ra chẳng thu được bao nhiêu! Chúng ta nói nhiều đến tình thương, đến người nghèo cần sự trợ giúp, đến những nỗi bất hạnh… nhưng hiếm khi người ta thấy Giáo hội quan tâm đến những vấn đề nổi trội trong xã hội như công lý, công bằng, lạm quyền, áp bức, tham nhũng... Thế thì làm sao người ta lại phải tin chúng ta? Trong tin mừng, khi đối diện những vấn đề đó, nếu muốn giải quyết, Đức Giêsu luôn đẩy vấn đề lên đến tận nguồn cội của nó, (vấn đề nộp thuế Mt 22,21/tham lam Lc12,15/ quyền bính Ga 19,11…) Lời Đức Giêsu luôn đánh động con người, bởi vì nó tương thích với những cảnh đời “nhạy cảm”, là điều mà chúng ta thường lấp liếm hay né tránh.
Ảnh: Unsplash
Ở nước ta, Kitô hữu trẻ chiếm đa số, rất nhiệt thành tham gia mọi sinh hoạt tôn giáo, bộc lộ khát khao tâm linh và cũng đang tìm kiếm ý nghĩa cho đời sống mình. Vì thế, họ cố gắng “gồng mình” chịu đựng những lý thuyết giáo điều trong nhà thờ, hoặc chọn những gốc cây, ghế đá để bấm điện thoại, cùng lắm, phải ra quán nước đối diện dự lễ… Họ tin nhưng không thuộc về, nhưng điều đó cho thấy, vẫn còn điều gì đó níu kéo họ…
Biết rằng, đức tin có là “nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô” (Rm 10,17).Tại sao giới trẻ không cảm thấy tin mừng thật tuyệt và hấp dẫn đang khi họ vẫn còn xác tín? Tại sao các thừa tác viên có chức thánh khi diễn giảng Lời Chúa với sự khẳng định nhân danh đức tin, lại thường kém thuyết phục và thậm chí “gây mê” giáo dân? Hay là vì quá quen thuộc, Tin mừng chẳng còn gì hấp dẫn và mới lạ để đánh động cuộc đời họ? Vậy, vì chúng có sự tương tác nhân quả, cách trình bày và cách sống đức tin cho chúng ta thấy điều gì?
Có sự lầm lẫn tai hại ở đây, khi chúng ta thường nghe, nói và tự hào mình là con cái Thiên Chúa, như thể đồng nghĩa với sự trổi vượt về nhân cách và đạo đức, tài năng và sự hiểu biết hơn những lương dân! Chẳng có gì minh chứng cho điều này. Trong Tin mừng, Đức Giêsu đã nói: “Tôi không đến kêu gọi những người công chính nhưng là người tội lỗi” (Mc 2,17), và Người đã làm thật, chẳng ngại liên hệ tiếp xúc với những con người đầy tai tiếng.
Biết rằng, đức tin có là “nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô” (Rm 10,17).Tại sao giới trẻ không cảm thấy tin mừng thật tuyệt và hấp dẫn đang khi họ vẫn còn xác tín? Tại sao các thừa tác viên có chức thánh khi diễn giảng Lời Chúa với sự khẳng định nhân danh đức tin, lại thường kém thuyết phục và thậm chí “gây mê” giáo dân? Hay là vì quá quen thuộc, Tin mừng chẳng còn gì hấp dẫn và mới lạ để đánh động cuộc đời họ? Vậy, vì chúng có sự tương tác nhân quả, cách trình bày và cách sống đức tin cho chúng ta thấy điều gì?
Có sự lầm lẫn tai hại ở đây, khi chúng ta thường nghe, nói và tự hào mình là con cái Thiên Chúa, như thể đồng nghĩa với sự trổi vượt về nhân cách và đạo đức, tài năng và sự hiểu biết hơn những lương dân! Chẳng có gì minh chứng cho điều này. Trong Tin mừng, Đức Giêsu đã nói: “Tôi không đến kêu gọi những người công chính nhưng là người tội lỗi” (Mc 2,17), và Người đã làm thật, chẳng ngại liên hệ tiếp xúc với những con người đầy tai tiếng.
Ảnh: dreamstime.com
Công đồng Vatican II đã nhìn nhận: “Chúa Kitô thánh thiện, vô tội và tinh tuyền, không hề phạm tội, chỉ đến để đền tội lỗi con người, còn Giáo Hội, vì ôm ấp những kẻ có tội trong lòng, nên vừa thánh thiện vừa phải luôn thanh tẩy mình. Do đó, Giáo Hội luôn thực hiện việc sám hối và canh tân” (GH 8). Thánh Ambrôsiô đã viết: “Giáo Hội quả mang dáng dấp của một tội nhân, vì Chúa Kitô cũng từng mang dáng dấp của một tội nhân như thế” (In Lucam VI, 21). Hãy nhớ rằng, người đầu tiên được vào Nước Chúa là tên trộm chịu đóng đinh bên cạnh Đức Giêsu, đã ăn năn và cầu xin lòng thương xót tha thứ của Đấng, cũng đang chịu đóng đinh cùng với mình.
Một hội đoàn hoặc một cộng đoàn giáo xứ được thành lập và sinh hoạt dựa trên lòng tự phụ về “đẳng cấp” của mình, cũng như về “phong độ” vượt trổi về mặt luân lý đạo đức không chỉ đáng ghét, mà còn là mục tiêu để người ta “soi” những thiếu xót, yếu đuối và tội lỗi và đưa chúng ra ánh sáng với niềm vui hớn hở! Vì vậy ngày nay, Giáo hội thường trở thành mục tiêu công kích của giới truyền thông và báo chí, và mọi lỗi lầm của các thành viên được đưa lên trang nhất hoặc trở thành breaking news! Đó có phải là một trong những lý do mà các thành viên trong Giáo hội tự coi mình là “thánh thiện”, ở trên người khác?
“Con cầu nguyện cho chúng, vì tuy còn ở thế gian, nhưng chúng không thuộc về thế gian” (Ga 17,16) Lời Đức Giêsu cho thấy rõ điều đó. Cần phải giữ khoảng cách nhất định đối với các nền văn hóa ngự trị trong thế giới này. Chính sự khác biệt ấy làm cho Giáo hội có giá trị phù hợp với những khẳng định của đức tin. Nếu cuộc sống của người tín hữu, cách nào đó, không “lạ thường”, mà luôn giữ đúng chuẩn mực của xã hội, thì những gì Giáo hội nói về đức tin chỉ là sáo rỗng và mâu thuẫn.
Một hội đoàn hoặc một cộng đoàn giáo xứ được thành lập và sinh hoạt dựa trên lòng tự phụ về “đẳng cấp” của mình, cũng như về “phong độ” vượt trổi về mặt luân lý đạo đức không chỉ đáng ghét, mà còn là mục tiêu để người ta “soi” những thiếu xót, yếu đuối và tội lỗi và đưa chúng ra ánh sáng với niềm vui hớn hở! Vì vậy ngày nay, Giáo hội thường trở thành mục tiêu công kích của giới truyền thông và báo chí, và mọi lỗi lầm của các thành viên được đưa lên trang nhất hoặc trở thành breaking news! Đó có phải là một trong những lý do mà các thành viên trong Giáo hội tự coi mình là “thánh thiện”, ở trên người khác?
“Con cầu nguyện cho chúng, vì tuy còn ở thế gian, nhưng chúng không thuộc về thế gian” (Ga 17,16) Lời Đức Giêsu cho thấy rõ điều đó. Cần phải giữ khoảng cách nhất định đối với các nền văn hóa ngự trị trong thế giới này. Chính sự khác biệt ấy làm cho Giáo hội có giá trị phù hợp với những khẳng định của đức tin. Nếu cuộc sống của người tín hữu, cách nào đó, không “lạ thường”, mà luôn giữ đúng chuẩn mực của xã hội, thì những gì Giáo hội nói về đức tin chỉ là sáo rỗng và mâu thuẫn.
Ảnh: lovethispic.com
Những chân lý đức tin mà Giáo hội nắm giữ và Kitô hữu luôn tin, chỉ có giá trị khi chúng giúp họ tiến đến với Chúa, trải nghiệm về Chúa trong các mầu nhiệm, chứ không nằm ở chính nó, như thánh Phaolô đã nói: Sống đối với tôi là Đức Kitô, đồng nghĩa với câu: Tôi sống không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi (Gl 2,20). Chính sự phức tạp của đời sống Kitô giáo đem lại một giá trị cao cả, thúc đẩy Kitô hữu tiến tới mầu nhiệm, dù chỉ bằng những bước chân lảo đảo vì sự yếu hèn của mình. Như thánh Gioan nói: “Ai nói yêu mến Chúa mà không yêu anh em mình là kẻ nói dối (1Ga 4,20). Nếu hiểu và thực hành sát nghĩa, toàn Giáo hội chỉ gồm những kẻ nói dối!
Chúng ta hay than thở vì giới trẻ hôm nay không còn tha thiết đến đạo nghĩa, và cố tìm cách níu kéo họ quan tâm đến đạo giáo bằng các phương thế mang nặng tính thế tục như ca nhạc, phim tài liệu, những thánh lễ, các bải giảng online…mà chẳng tìm hiểu giới trẻ muốn gì cho đức tin của họ, muốn Giáo hội làm gì để đưa họ đến gần Chúa, hoặc tạo nên một không gian trong giáo xứ thành một nơi tự do bày tỏ và trân trọng sự trưởng thành đức tin, can đảm nói lên sự thật về xã hội lẫn Giáo hội, chia sẻ sự cống hiến với niềm vui và hy vọng… để họ xác tín như thánh Phaolô: Với tôi, sống là Đức Kitô!
Chúng ta hay than thở vì giới trẻ hôm nay không còn tha thiết đến đạo nghĩa, và cố tìm cách níu kéo họ quan tâm đến đạo giáo bằng các phương thế mang nặng tính thế tục như ca nhạc, phim tài liệu, những thánh lễ, các bải giảng online…mà chẳng tìm hiểu giới trẻ muốn gì cho đức tin của họ, muốn Giáo hội làm gì để đưa họ đến gần Chúa, hoặc tạo nên một không gian trong giáo xứ thành một nơi tự do bày tỏ và trân trọng sự trưởng thành đức tin, can đảm nói lên sự thật về xã hội lẫn Giáo hội, chia sẻ sự cống hiến với niềm vui và hy vọng… để họ xác tín như thánh Phaolô: Với tôi, sống là Đức Kitô!
Cùng chủ đề