Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 738
- Chủ đề Author
- #1
Phát biểu tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP29), đại diện Tòa Thánh, Hồng y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động khẩn cấp để bảo vệ môi trường, đồng thời cảnh báo rằng sự thờ ơ đối với vấn đề này sẽ tiếp tay cho các bất công xã hội.
Ảnh: AsiaNews
Trong bài phát biểu, Đức Hồng y Parolin đã chỉ trích chủ nghĩa vị kỷ cá nhân và của các nhóm quyền lực, cho rằng những xu hướng này tạo ra chia rẽ và bất đồng, làm suy yếu niềm tin vào hợp tác quốc tế. “Toàn cầu hóa đã khiến chúng ta gần nhau hơn nhưng chưa giúp chúng ta cảm nhận mình là anh chị em,” ngài phát biểu, đồng thời chỉ ra rằng quá trình phát triển kinh tế vẫn ưu tiên lợi nhuận và lợi ích đặc biệt, trong khi lại bỏ qua những người dễ bị tổn thương nhất, và làm xấu đi tình trạng môi trường.
Đức Hồng y Parolin kêu gọi các nước giàu cân nhắc việc xóa nợ cho các quốc gia không có khả năng trả nợ, coi đó là một hành động công bằng hơn là chỉ là lòng nhân ái. Điều này tái khẳng định lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng Phanxicô về việc xóa nợ cho các quốc gia nghèo, đặc biệt là những nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.
Đức Hồng y Parolin kêu gọi các nước giàu cân nhắc việc xóa nợ cho các quốc gia không có khả năng trả nợ, coi đó là một hành động công bằng hơn là chỉ là lòng nhân ái. Điều này tái khẳng định lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng Phanxicô về việc xóa nợ cho các quốc gia nghèo, đặc biệt là những nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.
Ảnh: apnews.com
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng thúc giục COP29 đưa ra các cam kết chính trị mạnh mẽ nhằm xây dựng một hệ thống tài chính toàn cầu mới, lấy con người làm trung tâm, hỗ trợ sự phát triển bền vững và công bằng cho các quốc gia dễ bị tổn thương nhất.
“Khi đối mặt với các vấn đề này, chúng ta không thể làm ngơ và né tránh,” Đức Hồng y Parolin khẳng định, vì "thờ ơ chính là đồng lõa với bất công, chúng ta không thể đứng ngoài với sự dửng dưng hay hờ hững.”
Kết thúc bài phát biểu, ngài gọi đó là “thách thức thực sự của thế kỷ này” và kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác hành động để bảo vệ cả con người và hành tinh.
- Chi tiết xem tại: Holy See to COP29: Indifference is an accomplice to injustice
Phải làm gì?
Docat 259: Giáo Hội phải đóng góp gì cho đề tài sinh thái?
Giáo Hội không có thẩm quyền đặc biệt về sinh thái. Trong Thông điệp Laudato Si’ của mình, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói về trái đất như ‘ngôi nhà chung’ của mọi người. Ngài ca ngợi tất cả những người ra sức gánh trách nhiệm giữ gìn ngôi nhà này và thách đố các Kitô hữu thực hiện một cuộc hoán cải sinh thái triệt để. “Thách đố khẩn thiết để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta bao gồm một sự quan tâm là đem toàn thể gia đình nhân loại cùng nhau kiếm tìm một sự phát triển bền vững và toàn diện, vì chúng ta biết rằng mọi thứ có thể đổi thay. Đấng Tạo Hoá không bỏ rơi chúng ta; Ngài không bao giờ bỏ kế hoạch yêu thương của Ngài hoặc hối tiếc vì đã tạo dựng nên chúng ta. Nhân loại vẫn có khả năng cùng nhau hành động để xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta. Ở đây tôi muốn công nhận, khích lệ và cảm ơn tất cả những ai đang nỗ lực bằng muôn vàn cách thế bảo vệ ngôi nhà chung mà chúng ta đang cùng chia sẻ (LS, 13)”.