- Chủ đề Author
- #1
Nói đến linh đạo, người ta thường hay nói đến linh đạo của các hội dòng, của đời thánh hiến, của các tu sĩ hay linh mục, ít ai biết rằng, các gia đình Kitô giáo cũng có một linh đạo riêng cho đời sống hôn nhân gia đình.
Ảnh: Unsplash
Vài đặc điểm của linh đạo gia đình
Trước hết, linh đạo gia đình không nằm ngoài khung cảnh sống của mỗi gia đình, trong tương quan yêu thương của các thành viên với nhau, và với Thiên Chúa, bởi vì, “Thiên Chúa hiện diện thực sự trong gia đình.” (Phanxicô, Niềm vui Yêu Thương, # 315)
Ở điểm này, “linh đạo tình yêu gia đình được cấu thành từ hàng ngàn cử chỉ thực tế và cụ thể” (Ibid.), là sống tình yêu mỗi ngày: kiên nhẫn, tha thứ, chăm sóc nhau khi đau yếu, nuôi dạy con cái, hy sinh cho gia đình, là cùng cầu nguyện cho những nhu cầu của gia đình…
Những việc tưởng như nhỏ bé ấy lại là “nơi Thiên Chúa hiện diện cách âm thầm nhưng rõ ràng.” (Ibid., # 314) Chính trong những khoảnh khắc đời thường ấy, ơn Chúa giúp họ thánh hóa chính cuộc sống của họ.
Linh đạo gia đình còn là “linh đạo qui Kitô,” vì “Ngài là mối giây hiệp nhất và soi sáng toàn thể gia đình.” (Ibid., # 317)
Nhờ hiệp thông với Chúa trong cuộc khổ nạn của Ngài, các gia đình sẽ “được Ngài ôm lấy và sẽ chịu đựng được các khoảnh khắc tồi tệ” trong đời sống hôn nhân; “tránh được sự đổ vỡ và chuyển hóa được những khổ đau thành hiến lễ tình yêu.” (Phúc trình chung kết của THĐGM tại Đại Hội Thường lệ lần XIV (24.10.2015), # 87)
Cũng vậy, nhờ kết hiệp với Đức Kitô Phục sinh, qua kinh nguyện gia đình, đặc biệt qua việc cùng nhau tham dự Bí tích Thánh thể, gia đình không chỉ nhận được biết bao hoa trái tốt lành mà còn giúp cho đôi bạn “sống hôn ước mỗi ngày như một “Hội thánh tại gia.” (Vatican II, LG., # 11)
Ngoài ra, linh đạo hôn nhân gia đình còn là linh đạo truyền giáo. Theo đó, “Các đôi vợ chồng Kitô hữu là những cộng tác viên của ân sủng và là những chứng nhân đức tin cho nhau, cho con cái và cho các thành viên khác trong gia đình”. (Vatican II, Sắc lệnh về Tông đồ Giáo dân hoạt động Tông đồ của (18.11.1965), # 11)
Họ còn được mời gọi làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa đời bằng việc chăm sóc, phục vụ lẫn nhau. Chính khi người ta nhìn thấy một gia đình yêu thương, tôn trọng và tha thứ cho nhau, họ sẽ nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi đó. Không cần phải rao giảng gì nhiều, chính đời sống bình dị mà thấm đượm đức tin sẽ là lời chứng hùng hồn nhất.
Ở điểm này, “linh đạo tình yêu gia đình được cấu thành từ hàng ngàn cử chỉ thực tế và cụ thể” (Ibid.), là sống tình yêu mỗi ngày: kiên nhẫn, tha thứ, chăm sóc nhau khi đau yếu, nuôi dạy con cái, hy sinh cho gia đình, là cùng cầu nguyện cho những nhu cầu của gia đình…
Những việc tưởng như nhỏ bé ấy lại là “nơi Thiên Chúa hiện diện cách âm thầm nhưng rõ ràng.” (Ibid., # 314) Chính trong những khoảnh khắc đời thường ấy, ơn Chúa giúp họ thánh hóa chính cuộc sống của họ.
Linh đạo gia đình còn là “linh đạo qui Kitô,” vì “Ngài là mối giây hiệp nhất và soi sáng toàn thể gia đình.” (Ibid., # 317)
Nhờ hiệp thông với Chúa trong cuộc khổ nạn của Ngài, các gia đình sẽ “được Ngài ôm lấy và sẽ chịu đựng được các khoảnh khắc tồi tệ” trong đời sống hôn nhân; “tránh được sự đổ vỡ và chuyển hóa được những khổ đau thành hiến lễ tình yêu.” (Phúc trình chung kết của THĐGM tại Đại Hội Thường lệ lần XIV (24.10.2015), # 87)
Cũng vậy, nhờ kết hiệp với Đức Kitô Phục sinh, qua kinh nguyện gia đình, đặc biệt qua việc cùng nhau tham dự Bí tích Thánh thể, gia đình không chỉ nhận được biết bao hoa trái tốt lành mà còn giúp cho đôi bạn “sống hôn ước mỗi ngày như một “Hội thánh tại gia.” (Vatican II, LG., # 11)
Ngoài ra, linh đạo hôn nhân gia đình còn là linh đạo truyền giáo. Theo đó, “Các đôi vợ chồng Kitô hữu là những cộng tác viên của ân sủng và là những chứng nhân đức tin cho nhau, cho con cái và cho các thành viên khác trong gia đình”. (Vatican II, Sắc lệnh về Tông đồ Giáo dân hoạt động Tông đồ của (18.11.1965), # 11)
Họ còn được mời gọi làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa đời bằng việc chăm sóc, phục vụ lẫn nhau. Chính khi người ta nhìn thấy một gia đình yêu thương, tôn trọng và tha thứ cho nhau, họ sẽ nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi đó. Không cần phải rao giảng gì nhiều, chính đời sống bình dị mà thấm đượm đức tin sẽ là lời chứng hùng hồn nhất.
Ảnh: Canva
Con đường chắc chắn đưa đến hạnh phúc
Như vậy, linh đạo gia đình không phải là một lý thuyết trừu tượng, nhưng là một hành trình yêu thương có Chúa ở giữa.
Vì thế, những ai đang sống đời hôn nhân hãy nhớ rằng, Chúa không đứng ngoài cuộc sống của mình, nhưng Người bước đi cùng mình trong từng bữa cơm, từng giọt nước mắt, và cả những tiếng cười.
Và, chính tình yêu sống động mỗi ngày trong Chúa sẽ là con đường dẫn cả gia đình đến với hạnh phúc.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bên cạnh những nguyên nhân hàng đầu đưa các cuộc hôn nhân tới đổ vỡ, như “sự thay đổi về nhân học và văn hóa” (Phanxicô, Niềm vui Yêu Thương, # 32), “huynh hướng chủ nghĩa cá nhân cực đoan mang đậm tinh thần chiếm hữu và hưởng thụ” (Ibid., # 33)… thì nguyên nhân chính yếu làm cho hôn nhân bất hạnh chính là sự “vắng bóng Thiên Chúa trong đời sống con người.” (Ibid., # 43)
Chính khi các thành viên không còn nhìn người thân “bằng con mắt của Thiên Chúa” và vì không nhận ra “khuôn mặt của Đức Kitô nơi họ”, nên họ cũng sẵn sàng từ bỏ gia đình, hoặc có những lời nói và hành động đi ngược lại phẩm giá con người.
Ngược lại, mỗi khi một thành viên “chiêm ngắm từng người thân trong gia đình bằng đôi mắt của Thiên Chúa và nhận ra Đức Kitô nơi họ”, thì họ sẽ nhận ra rằng “mỗi người sống bên ta đều xứng đáng được ta lưu tâm cách tận tình, vì họ có phẩm giá vô hạn vì là đối tượng của tình yêu vô biên của Chúa Cha. “ (Ibid., # 323).
Tắt một lời, trong bối cảnh các gia đình đang rơi vào cơn khủng hoảng trầm trọng ngày nay, để cuộc hôn nhân được hạnh phúc, tránh những đổ vỡ đáng tiếc, các gia đình cần phải trở về sống đúng với linh đạo gia đình. Đó là con đường Hiệp hành về quê Trời.
Vì thế, những ai đang sống đời hôn nhân hãy nhớ rằng, Chúa không đứng ngoài cuộc sống của mình, nhưng Người bước đi cùng mình trong từng bữa cơm, từng giọt nước mắt, và cả những tiếng cười.
Và, chính tình yêu sống động mỗi ngày trong Chúa sẽ là con đường dẫn cả gia đình đến với hạnh phúc.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bên cạnh những nguyên nhân hàng đầu đưa các cuộc hôn nhân tới đổ vỡ, như “sự thay đổi về nhân học và văn hóa” (Phanxicô, Niềm vui Yêu Thương, # 32), “huynh hướng chủ nghĩa cá nhân cực đoan mang đậm tinh thần chiếm hữu và hưởng thụ” (Ibid., # 33)… thì nguyên nhân chính yếu làm cho hôn nhân bất hạnh chính là sự “vắng bóng Thiên Chúa trong đời sống con người.” (Ibid., # 43)
Chính khi các thành viên không còn nhìn người thân “bằng con mắt của Thiên Chúa” và vì không nhận ra “khuôn mặt của Đức Kitô nơi họ”, nên họ cũng sẵn sàng từ bỏ gia đình, hoặc có những lời nói và hành động đi ngược lại phẩm giá con người.
Ngược lại, mỗi khi một thành viên “chiêm ngắm từng người thân trong gia đình bằng đôi mắt của Thiên Chúa và nhận ra Đức Kitô nơi họ”, thì họ sẽ nhận ra rằng “mỗi người sống bên ta đều xứng đáng được ta lưu tâm cách tận tình, vì họ có phẩm giá vô hạn vì là đối tượng của tình yêu vô biên của Chúa Cha. “ (Ibid., # 323).
Tắt một lời, trong bối cảnh các gia đình đang rơi vào cơn khủng hoảng trầm trọng ngày nay, để cuộc hôn nhân được hạnh phúc, tránh những đổ vỡ đáng tiếc, các gia đình cần phải trở về sống đúng với linh đạo gia đình. Đó là con đường Hiệp hành về quê Trời.
Phải làm gì?
Docat 125: Hôn nhân có ý nghĩa gì đối với gia đình?
Hôn nhân là nền tảng của gia đình. Đối với các Kitô hữu, hôn nhân là một bí tích, do đó, là một dấu chỉ cao quý về ơn cứu độ của Thiên Chúa. Tuy nhiên, ngay cả trước khi hôn nhân được nâng lên hàng bí tích, bằng niềm xác tín và kinh nghiệm của mình, Giáo Hội vốn nhìn nhận hôn nhân là nền tảng tối ưu cho cuộc sống chung của người nam, người nữ và con cái. Chỉ trong hôn nhân mới bảo đảm có sự tin cậy vô điều kiện, một sự tin cậy không bị thời gian hoặc các hạn chế nào khác chi phối. Cho nên, hôn nhân mang lại cho tất cả các thành viên gia đình sự bảo vệ thích hợp với tính cách con người và là chỗ cần thiết cho họ phát triển.
Cùng chủ đề