Mồ thật chôn người chết là trái tim vô cảm, là sự quên lãng của người sống

5.00 star(s) 1 Vote
Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
43

Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu độ duy nhất của nhân loại đã quả quyết: “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài” và “Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6,37.40)​

Việc Chúa cứu chuộc nhân loại thật rõ ràng với đức tin của Kitô hữu, cũng đừng quên Giáo hội dạy về tín điều các thánh thông công.​

phailamgi_Mồ thật chôn người chết là trái tim vô cảm, là sự quên lãng của người sống_cv1.jpg

Ảnh: kamieniarstwo-rypin.pl
Công đồng Vatican II nói về mầu nhiệm Giáo hội hiệp thông như sau: “Trong số những môn đệ Chúa, có những kẻ tiếp tục cuộc hành trình nơi dương thế, có những kẻ đã hoàn tất cuộc sống này nhưng đang được tinh luyện và có những người đang được chiêm ngưỡng rõ ràng Thiên Chúa Ba Ngôi vinh hiển. Cả ba thành phần đều hiệp thông với nhau trong đức mến và truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng. Nhận biết đúng đắn sự hiệp thông này trong toàn Nhiệm thể Chúa Kitô, ngay từ buổi đầu, Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, cầu nguyện cho những người đã chết”. (LG số 49)

Những tín hữu đã chết trong ơn nghĩa Chúa nhưng chưa sạch hết mọi tội, đang chịu thanh luyện, vì: “Tất cả những gì ô uế, cũng như bất cứ ai làm điều ghê tởm và gian tà, đều không được vào thành…” (Kh 21,27). Sự thanh luyện đó được Giáo hội định tín: “Linh hồn kẻ chết chưa đền tội hoàn toàn, sẽ được thanh luyện sau khi chết với những hình phạt được gọi là “thanh luyện” (DS 856/464). Đó là thời gian xa cách Chúa, là tình trạng “khát khao cháy bỏng” mong được ơn cứu độ trọn vẹn.

phailamgi_Mồ thật chôn người chết là trái tim vô cảm, là sự quên lãng của người sống_cv2.jpg
Ảnh: portaldoartesanato.com
Bởi thế, hằng ngày trong mỗi thánh lễ, Giáo hội nài xin Chúa giải thoát cho các linh hồn “nơi” thanh luyện, nhất là cả tháng 11 này. Giáo hội kêu gọi tín hữu luôn nhớ và sốt sắng cầu nguyện, dâng những hy sinh, hãm mình và làm việc bác ái để cầu cho những người đã khuất. Đó là sự góp phần của Giáo hội lữ hành cùng với Giáo hội vinh thắng trên Thiên quốc để mở kho ân xá, nhường cho các linh hồn đang thanh luyện, khi các đấng không thể làm được việc gì nữa. Giáo Hội còn khuyến khích tín hữu viếng nghĩa địa để nhắc nhớ lòng tin, “tin xác loài người ngày sau sẽ sống lại” và thành tâm cầu nguyện cho các linh hồn, vì mồ thật chôn các người chết là trái tim vô cảm, quên lãng của người sống.

Thế nên, việc cầu nguyện cho người đã khuất lại là một dịp cần thiết Chúa ban cho Giáo hội chu toàn bổn phận đối với những tín hữu đã “ra đi trước chúng ta”. Lòng đạo đức bình dân mà tín hữu diễn tả là, người sống có nhớ đến, có cầu nguyện… thì người chết, đúng ra là linh hồn người quá cố đang vượt qua cõi chết “vào nơi mát mẻ, hưởng phúc thanh nhàn”.

phailamgi_Mồ thật chôn người chết là trái tim vô cảm, là sự quên lãng của người sống_1.jpg
Ảnh: Canva
Mục đích của sự thanh luyện là làm cho linh hồn trở nên hoàn hảo tốt lành, hoàn toàn trong sạch, hoàn toàn vị tha, đầy tình thương, không còn một chút tâm địa ích kỷ, độc ác, tham lam… nào. Thế nên, những tín hữu còn sống trên thế gian mới dùng lời cầu nguyện kết hợp với những hy sinh, hãm mình và làm việc bác ái để “đền thay”, nói đúng ra là “nhường mọi ơn phúc” cho các đẳng. Thiên đàng đòi hỏi một tình trạng hoàn hảo như thế cũng hợp lý, mới xứng đáng “diện kiến Chúa, mặt đối mặt” (Xh 33,11) hay như thánh Phaolô dạy: “Hiện giờ, chúng ta thấy (Chúa) mờ mịt như qua tấm gương, nhưng lúc bấy giờ, diện đối diện (1Cr 13,12).

Vâng lời Đức Maria hiện ra tại Fatima, chúng con cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn. Amen”​
 

Khoảnh khắc cuối đời của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II

3:12533 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên