- Chủ đề Author
- #1
Những ngày qua, hình ảnh Đức Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Osaka ôm di ảnh cha Giuse Trường Đình Hải, dẫn đầu đoàn rước thi hài của vị thừa sai người Việt Nam qua đời tại Nhật Bản, đã gây xúc động lòng người.
Đức cha Phụ tá Tổng Giáo phận Osaka cầm di ảnh cha Giuse Trương Đình Hải
Không phải là thiểu số…
Cái chết của cha Giuse Trương Đình Hải tại Nhật Bản không phải là thiểu số, nhưng là số phận của biết bao nhà thừa sai từ xưa đến nay đã gửi thân xác lại vùng đất truyền giáo.
Trong thực tế, chỉ tính riêng ở Việt Nam, trong dòng lịch sử truyền giáo gần 500 năm qua, đã có hàng ngàn vị thừa sai nằm xuống trên mảnh đất hình chữ S, từ Móng Cái, vùng địa đầu Tổ quốc, cho đến mũi Cà Mau.
Họ có xuất xứ quốc tịch từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều nhất là Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý…
Họ là hàng chục vị Giám mục Đại diện Tông Tòa, mà thân xác đang nằm khắp các Giáo phận, trong đó có 8 vị đã được tuyên thánh Tử đạo 2 vị người Pháp, 6 vị người Tây Ban Nha.
Họ là hàng ngàn các linh mục, tu sĩ Triều, Dòng mà thân xác đã vùi sâu trong lòng đất Mẹ Việt Nam, lặng lẽ nghỉ yên tại các khuôn viên nhà thờ, nơi vườn thánh, trong các nhà Hài cốt… nhưng cũng có nhiều vị mất xác nơi chốn rừng sâu trong thời kỳ đạo bị bách… trong đó có 13 vị đã được tuyên thánh Tử đạo, 8 thừa sai Pháp và 5 Tây Ban Nha.
Nhiều người trong số họ đã ra đi khi còn rất trẻ, khi chưa kịp làm quen với vùng đất mới, chưa một lần trở về quê hương… và cho đến nay, có lẽ, họ cũng chưa một lần được người thân thăm viếng.
Trong thực tế, chỉ tính riêng ở Việt Nam, trong dòng lịch sử truyền giáo gần 500 năm qua, đã có hàng ngàn vị thừa sai nằm xuống trên mảnh đất hình chữ S, từ Móng Cái, vùng địa đầu Tổ quốc, cho đến mũi Cà Mau.
Họ có xuất xứ quốc tịch từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều nhất là Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý…
Họ là hàng chục vị Giám mục Đại diện Tông Tòa, mà thân xác đang nằm khắp các Giáo phận, trong đó có 8 vị đã được tuyên thánh Tử đạo 2 vị người Pháp, 6 vị người Tây Ban Nha.
Họ là hàng ngàn các linh mục, tu sĩ Triều, Dòng mà thân xác đã vùi sâu trong lòng đất Mẹ Việt Nam, lặng lẽ nghỉ yên tại các khuôn viên nhà thờ, nơi vườn thánh, trong các nhà Hài cốt… nhưng cũng có nhiều vị mất xác nơi chốn rừng sâu trong thời kỳ đạo bị bách… trong đó có 13 vị đã được tuyên thánh Tử đạo, 8 thừa sai Pháp và 5 Tây Ban Nha.
Nhiều người trong số họ đã ra đi khi còn rất trẻ, khi chưa kịp làm quen với vùng đất mới, chưa một lần trở về quê hương… và cho đến nay, có lẽ, họ cũng chưa một lần được người thân thăm viếng.
Hài cốt của 85 vị thừa sai ngoại quốc tại Nhà nguyện Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
Nào còn ai người nhớ thương…
Điều đáng nói hơn và là một thực tế buồn, đó là: không chỉ những thân nhân bạn bè do khoảng cách không gian và thời gian cách trở, đã không thể thăm viếng, ngoại trừ các thánh tử đạo và một số Đức Giám mục Tông Tòa, có mấy vị thừa sai được Giáo hội Việt Nam hôm nay nhắc nhớ, để tỏ lòng biết ơn, tôn kính.
Có bao nhiêu vị thừa sai ngoại quốc đã gửi lại thân xác trên quê hương Việt Nam cho đến nay cũng chỉ là phỏng đoán?
Có bao nhiêu vị thừa sai ngoại quốc đã gửi lại thân xác trên quê hương Việt Nam cho đến nay cũng chỉ là phỏng đoán?
Mộ Đức cha Retord Liêu, Hội Thừa sai Paris tại vùng núi Đồng Bầu, Hòa Bình. Ảnh: TGP. Hà Nội
Còn đó một ước mong
Giáo hội Việt Nam chuẩn bị mừng kỷ niệm 500 năm hạt giống đức tin được gieo trên mảnh đất hình chữ S (1533 – 2033). Việc mừng kỷ niệm sẽ ý nghĩa hơn khi mọi tín hữu Chúa Kitô ở Việt Nam ngay từ bây giờ, đặc biệt trong tháng các linh hồn, tưởng nhớ về các ngài, những thừa sai đã chết vì đem Tin mừng đến quê hương Việt Nam.
Các giáo phận, các Dòng tu cần thu thập các dữ liệu, con số các thừa sai đã nằm xuống và đang an nghỉ tại giáo phận mình để dâng lễ cầu nguyện cho các ngài vào một ngày cố định.
Hội thánh Việt Nam cũng nên lập một Đài tưởng niệm chung tưởng nhớ các thừa sai đã chết đặt tại Trung tâm hành hương kính các Thánh tử đạo ở Sở Kiện hoặc Lavang để tưởng nhớ các ngài và hàng năm, có một ngày toàn Giáo hội dâng lễ cầu nguyện chung cho và cùng với các ngài.
Chắc chắn, đây là nghĩa cử đẹp để tôn vinh các tiền nhân, nhưng cũng là để dạy cho các tín hữu biết ơn các bậc tổ tiên đã hy sinh vì chính đạo.
Các giáo phận, các Dòng tu cần thu thập các dữ liệu, con số các thừa sai đã nằm xuống và đang an nghỉ tại giáo phận mình để dâng lễ cầu nguyện cho các ngài vào một ngày cố định.
Hội thánh Việt Nam cũng nên lập một Đài tưởng niệm chung tưởng nhớ các thừa sai đã chết đặt tại Trung tâm hành hương kính các Thánh tử đạo ở Sở Kiện hoặc Lavang để tưởng nhớ các ngài và hàng năm, có một ngày toàn Giáo hội dâng lễ cầu nguyện chung cho và cùng với các ngài.
Chắc chắn, đây là nghĩa cử đẹp để tôn vinh các tiền nhân, nhưng cũng là để dạy cho các tín hữu biết ơn các bậc tổ tiên đã hy sinh vì chính đạo.
Cùng chủ đề