[chia sẻ] NĐ. 168 - Cần cải thiện thực chất để luật mang khuôn mặt con người

4.00 star(s) 4 Votes
  • Chủ đề Author

Chúng ta đã thấy trong những ngày vừa qua, nghị định 168 khiến người dân e dè, sợ hãi về mức xử phạt quá cao. Tâm lý chung của người tham gia giao thông là sợ bị phạt, nên họ rất thận trọng, đến nỗi mà có những trường hợp phanh gấp, ngã xe vì sợ vượt đèn vàng, đỏ.​


phailamgi_NĐ 168 - Cần cải thiện thực chất_cv1.jpg


Một mặt, nghị định 168 chấn chỉnh ngay lập tức tình trạng hỗn loạn giao thông, vượt đèn đỏ tràn lan. Mặt khác, không giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Nhân dân sợ chỉ bởi vì phải trả số tiền phạt quá cao so với mức thu nhập trung bình. Thiết nghĩ, nghị định này không đi vào đời sống nhân dân, chỉ đánh trên nỗi sợ hãi của quần chúng. Thực tế, càng đánh vào kinh tế của nhân dân, càng khiến họ hành động cực đoan và nảy sinh tâm lý đường cùng, có thể dẫn đến hành vi bất tuân lệnh, chống trả người thi hành công vụ vì không có đủ tiền nộp phạt. Hậu quả vô cùng khó lường, những con sóng ngầm trong lòng dân càng bị dồn nén bao nhiêu, nó càng bộc phát dữ dội bấy nhiêu.
Thiết nghĩ, nghị định này không đạt được kết quả thực chất, mà chỉ nhằm trấn áp và tận thu đến cùng, đẩy người dân vào cảnh lầm than nếu nhỡ chẳng may bị bắt và chịu phạt. Tâm lý chung là không thực sự ưng thuận chấp hành vì nghị định không có đủ lý lẽ và đạo đức để nhân dân tuân theo.

phailamgi_NĐ 168 - Cần cải thiện thực chất_cv2.jpg

Giải pháp để nhân dân vừa ưng thuận, vừa đạt được kết quả trật tự thực chất, đó là​

  • Thứ nhất, thực hiện nghiêm minh nghị định cũ, tăng cường tuyên truyền trên hệ thống loa đài, truyền hình, vv.... Cùng với đó, ra quân xử phạt nghiêm minh, sát sao theo mức phạt cũ. Nhờ đó, người dân vừa ưng thuận với mức phạt cũ, nhận ra được hành vi vượt đèn đỏ, leo vỉa hè của mình là sai. Vừa thấy rằng pháp luật nghiêm minh bởi đã được thông báo, công an thực hiện xử phạt ráo riết. Nhà cầm quyền sẽ đạt được mục đích chấn chỉnh văn hóa giao thông, tăng thu ngân sách, không gây ra sự bất bình.​
  • Thứ hai, nhà cầm quyền cần sửa lại đường xá, biển báo, sửa lại đèn giao thông để giúp cho người dân thuận tiện lưu thông. Thực tế đã thấy, hạ tầng giao thông không đủ đáp ứng nhu cầu di chuyển, biển báo bất cập, không rõ ràng, đèn giao thông nhiều nơi bị lỗi, cản trở di chuyển.​
Nghị định 168 ban hành không đúng trình tự, thời gian, khiến cho nhân dân bất mãn. Có nhiều cách tốt hơn, nhưng không được chọn. Nhiều trường hợp éo le đã xảy ra, ô tô xe máy không nhường đường cho xe cấp cứu vì không có ngoại lệ cho việc vượt đèn đỏ. Hậu quả của một luật xấu là người dân nhắm mắt làm ngơ, không động lòng trắc ẩn và tình người.

Pháp luật được đặt ra không chỉ để răn đe mà còn để giáo dục con người vì lợi ích chung. Nếu luật thiếu rõ ràng, không linh hoạt, nó có thể vô tình đẩy người dân vào thế khó xử, biến họ từ những người có trách nhiệm thành những người bị hiểu lầm là vô tâm.

Giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề không phải là ban hành một hình phạt khắc nghiệt khiến nhân dân điêu đứng, bất mãn. Mà cần đi vào tìm hiểu những khó khăn của đời sống nhân dân và trợ giúp họ để cuộc sống tốt lên.​

Phải làm gì?​

Docat 210: Khi chính trị “phục vụ”, thì chính trị làm nên khác biệt gì?
Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo nhấn mạnh rằng mọi việc công đều là phục vụ. Ai phục vụ công ích thì không tập trung tìm kiếm lợi lộc bản thân, mà làm vì lợi ích của cộng đồng chính trị được uỷ thác cho mình, và người đó thực hiện chức năng chính trị của mình theo các tiêu chuẩn đạo đức. Điều này mang tính quyết định trong cuộc chiến chống tham nhũng. Hơn nữa, bất cứ ai phục vụ cần giữ trong đầu hình ảnh con người cụ thể trong nỗi khốn cùng và nghèo đói. Sự quan liêu hoá quá mức ở các nước hay các cộng đồng quốc gia không phục vụ cho sự phát triển tự do, ở cấp phụ thuộc của con người và các đơn vị xã hội nhỏ hơn. Thường dân hay gặp bất lợi, vì họ không xoay sở nổi trước tính phức tạp của các thủ tục quan liêu hành chính. Cách quản lý tốt là mang lại lợi ích lớn lao. Điều hành tốt cũng là phục vụ công ích. Trái lại, sự quan liêu hoá quá mức (= thủ tục nơi các văn phòng Nhà nước), có thể khiến những ai thực hành nó mất đi tính người, vì biến con người thành “những công chức và nhân viên văn phòng vô cảm trong bộ máy hành chính” (Hannah Arendt).​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Đức Thánh Cha chủ sự Nghi thức mở Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô và Thánh lễ đêm Giáng Sinh

49:21255,737 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên