Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
26

Lớn lên trong một làng quê công giáo thuần thành hoặc trong một cụm dân cư thấm đẫm bầu khí Kitô giáo ở các đô thị, tưởng rằng những sinh hoạt tôn giáo ở đấy gắn chặt với đức tin của các tín hữu, nhưng khi tách khỏi môi trường tôn giáo ấy vì các lý do chính đáng như làm ăn, học tập, lập gia đình… để bước sang môi trường phức tạp hơn, liệu đức tin có còn trung thành, vững chãi? Câu hỏi đặt ra là, yếu tố nào cấu thành nên Kitô hữu và là Kitô hữu để làm gì?​


phailamgi_Phải Làm Gì Để Trở Thành Người Kitô Hữu_cv1.jpg

Ảnh: pickpik.com
Nếu những vấn đề khó khăn, nan giải trong đời sống bắt chúng ta phải đối diện và giải quyết giúp chúng ta kinh nghiệm rằng, mọi sự vật trên đời này chỉ có tính mong manh và tương đối, thì câu trả lời cho vấn nạn: đâu là lý do tồn tại của đời ta hay đâu là cùng đích của đời ta lại quan trọng, vì chúng thúc đẩy ta tìm ra câu trả lời ở tôn giáo, ở đây là Kitô giáo. Nếu chúng ta xác tín đạo lý Kitô giáo là đúng đắn và cần thiết cho đời sống đức tin của mình, thì chẳng có lý do gì khiến chúng ta tách khỏi tình yêu của Thiên Chúa được tỏ bày nơi Đức Kitô (x.Rm 8, 35-39)

Nhưng nếu Kitô giáo được nhìn dưới góc độ là phương thế mang tính hữu dụng để đáp ứng cho một nhu cầu nào đó như giúp cho việc làm ăn của ta thịnh đạt, đời sống sung túc, giúp ta sống quân bình hơn, giúp ta xả “stress” hoặc chữa lành những tổn thương… thì đấy không phải là thứ “đạo” mà Đức Kitô xưng mình là “Đường”! Và ai rao giảng hoặc tin vào “thứ đạo” ấy là tự lừa dối chính mình.

phailamgi_Phải Làm Gì Để Trở Thành Người Kitô Hữu_1.jpg
Ảnh: inword.org
Vậy theo đạo thì có lợi gì? Bạn có rút ra được những chân lý nào của đạo để ứng dụng vào đời sống cũng như cho tâm linh của mình? Theo đạo có giống như hoạch định đời sống theo những kế hoạch được dự phóng? Nếu các chân lý trong Kitô giáo không có tác dụng gì trên đời sống, thì tin vào những chân lý ấy để làm gì? Nếu bạn tin Thiên Chúa là căn nguyên và cùng đích mọi sự, là người có đạo, là Kitô hữu, bạn có làm cho đức tin vào chân lý ấy sáng lên, soi chiếu vào mọi quãng đường trong hành trình cuộc đời bạn không?

Nhờ đức tin, Kitô hữu phải thể hiện được sự khác biệt, không phải ở hình thức bên ngoài như dịu dàng, đằm thắm, chân thành, yêu thương hơn… cũng không phải để “tâm bất biến giữa giòng đời vạn biến”, vì điều này rốt cuộc, giản lược Kitô giáo thành như “những kỹ năng sống” đáp ứng cho những nhu cầu nào đó. Nhưng điều mà đức tin mang lại như, bình an, thoải mái hơn, can đảm và kiên nhẫn hơn, chân thành và trung thực hơn… phải lộ rõ sự độc đáo, gây được sự chú ý của những người khác vào các chân lý mà Kitô giáo loan truyền.

phailamgi_Phải Làm Gì Để Trở Thành Người Kitô Hữu_cv2.jpg
Ảnh: ministrymeetssocialscience.com
“Không phải tất cả mọi thầy dạy đều là chứng nhân, nhưng mọi chứng nhân đều là thầy dạy. Thế giới ngày hôm nay cần chứng nhân hơn thầy dạy” là câu nói bất hủ của Đức Giáo hoàng Phaolô VI. Làm chứng nhân cho Tin mừng của Đức Kitô là làm chứng cho một mầu nhiệm sống động, theo nghĩa là, nếu Thiên Chúa không tồn tại, cuộc sống của Kitô hữu không còn ý nghĩa gì. Đó mới là điều hoàn toàn khác biệt trong cách sống của những Kitô hữu, gây ngạc nhiên và sửng sốt cho người khác, khiến họ phải tự vấn cuộc đời họ có gì!

phailamgi_Phải Làm Gì Để Trở Thành Người Kitô Hữu_2.jpg
Ảnh: shutterstock.com
Vào thế kỷ khoảng thế kỷ thứ II hoặc III, một Kitô hữu vô danh đã viết "Bức thư gởi Diognetus" trong đó cho thấy sự khác biệt của Kitô hữu với những người không phải là Kitô hữu.

“Vì những người kitô hữu không phân biệt với những người khác do nguồn gốc xứ sở, lẫn ngôn ngữ, cũng chẳng bởi áo quần trang phục. Họ không sống trong những thành phố của riêng họ, họ cũng không dùng cách nói riêng lạ lùng nào khác, lối sống của họ chẳng có chi khác biệt.

Đó không do sự tưởng tượng hay mơ màng của tinh thần xáo động mà đạo lý của họ cần được khám phá; họ không làm như biết bao những nhà vô địch khác về một đạo lý cho con người.

Họ ra đi từ những thành của người Hy Lạp hay dân man di theo số phận riêng của mỗi người; họ hòa nhập vào phong tục của địa phương từ quần áo, lương thực đến cách sống, tất cả đều toát lên cho chúng ta lối sống nổi bật của họ thật đáng khâm phục.

Họ giữ lại riêng cho mình tổ quốc của mỗi người, nhưng làm người ngụ cư trên đất khách. Họ thi hành mọi bổn phận và nghĩa vụ công dân như những người ngoại kiều. Tất cả xứ sở ngoại quốc đều là tổ quốc và tổ quốc, tất cả là những mảnh đất xa lạ.”​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên