phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
406

Từ xưa cho đến nay, tình yêu là từ được sử dụng nhiều nhất trong mọi nền văn hóa khắp thế giới, và mang nhiều ngữ nghĩa như: tình làng nghĩa xóm, tình đồng chí đồng đội, tình gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu Thiên Chúa… và nổi bật nhất là tình yêu nam nữ.


phailamgi_Tình yêu không chỉ có dục mà còn có tình_cv1 (2).jpg

Những biểu hiện của tình yêu chỉ có "dục"

Trong thực tế, tình yêu nam nữ là đỉnh cao của chữ tình, là quà tặng của Thiên Chúa dành cho con người.

Tiếc thay, ngày nay, với sự tiếp tay của mạng xã hội "kích dục khiêu dâm", tình yêu nam nữ "hạ cấp chỉ còn như "sex" – tình dục, một thứ đồ vật có thể mua bán, hay đúng hơn, chính con người trở thành một thứ hàng hóa." (Bênêđíchtô XVI, Thiên Chúa là Tình yêu, # 5).

Họ vất bỏ cái "thiêng liêng, nhiệm mầu của tình yêu", để chỉ còn giữ lại thứ tính dục trơ trẽn, vô tâm, khiêu gợi giữa chợ, bán buôn giữa chợ, chợ thật ngoài đời và chợ ảo trên các phương tiện truyền thông; thứ tình dục ấy từng bước gặm nhấm mất cái phẩm giá cao quý của con người, biến tình dục chỉ còn lại chữ dục mà đã mất chữ tình.

Nhiều biểu hiện mê "dục" mất "tình" ngày nay nhan nhản khắp nơi. Tệ nạn phá thai đang phổ biến là một bộ mặt trái của dục mà thiếu tình hay tình trạng "ăn cơm trước kẻng" quất ngựa truy phong… là chỉ nghĩ đến dục mà không nghĩ đến lòng nhân, tới phẩm giá đáng quý trọng của người khác. Khi tình dục quay lại hủy hoại sự sống, thì tình dục là bạo lực, là chết chóc, là bất nhân.

phailamgi_Tình yêu không chỉ có dục mà còn có tình_1.jpg

Con người là xác và hồn

Trong khi đó, từ cổ chí kim, các nền văn hóa, các tôn giáo đều xác tín rằng, tự bản chất "con người được cấu tạo gồm cả hồn lẫn xác." (Ibid.) Nói cách khác, "con người vừa là một hữu thể vật chất vừa đồng thời là một hữu thể tinh thần." (Docat, # 52)

Vì thế, "Con người chỉ thật sự là mình khi xác - hồn kết hiệp thâm sâu với nhau." (Bênêđíchtô XVI, Thiên Chúa là Tình yêu, # 5).

Do đó, trong tình yêu, "nếu con người chỉ nhắm tới tinh thần mà chối bỏ thể xác, coi đó như chỉ là một di sản thuộc loài động vật, cả hồn lẫn xác đều sẽ mất đi phẩm giá của nó. Đàng khác, nếu nó chối bỏ tinh thần và coi vật chất– thể xác như thực tại duy nhất, thì cũng sẽ đánh mất luôn sự cao cả của mình." (Ibid.)

Nói cách khác, tình yêu hôn nhân không chỉ có dục mà còn có tình, là "trao tặng mình hoàn toàn cho nhau, là hiện diện bên nhau trọn vẹn cả thể lý và tinh thần." (Docat, # 124)

Ca dao Nam bộ diễn tả điều này cách thâm thúy: " Đi đâu cho thiếp theo cùng/ Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”.

phailamgi_Tình yêu không chỉ có dục mà còn có tình_cv2.jpg

Tóm lại

Tình yêu, cách riêng tình yêu nam nữ là đỉnh cao của chữ tình, là quà tặng của Thiên Chúa. Một tình yêu đích thực không chỉ có đam mê, có "dục" mà còn có "tình", là sự tôn trọng phẩm giá được thể hiện cụ thể trong lời thề hứa hôn nhân: "… hứa sẽ giữ lòng trung thủy khi bệnh hoạn cũng như lúc đau thương, khi ốm đau cũng như khi mạnh khỏe để yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời."​

  • Ảnh trong bài: Canva

Phải làm gì?​

Docat 124: Kết hôn với một người có nghĩa là gì?

Kết hôn với một người nào đó có nghĩa là hoàn toàn hiến tặng chính mình cho người ấy: vợ chồng phải sống với nhau và ở bên nhau, với sự kết hiệp hoàn toàn cả thể xác lẫn tinh thần. Hôn nhân bao trùm mọi lĩnh vực của cuộc sống. Chỉ trong hôn nhân là nơi kết hợp tính dục đúng chỗ của nó, để tình yêu của người nam và người nữ trổ sinh hoa trái. Suy cho cùng, về cơ bản hôn nhân được Thiên Chúa se định để mở rộng thành một gia đình có con cái. Ngay cả trong các cuộc hôn nhân mà không thể có con được, thì sự kết hiệp giữa người nam và người nữ là loại kết hiệp với mục đích để có con cái. Xét tất cả mọi khía cạnh này, không phương diện nào có thể đề cập đến "hôn nhân đồng tính". Ngay cả từ ngữ "bình đẳng trong hôn nhân" vẫn còn mơ hồ. Cả hai vợ chồng đều có phẩm giá bình đẳng là những con người. Tuy nhiên, vai trò khác nhau và bổ túc cho nhau đều được bắt nguồn từ trong chính bản thể giữa hai phái tính, thậm chí tới tận mức nhiễm sắc thể của họ.​
 

Ai điều hành Vatican khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô vắng mặt?

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên