"Từ bỏ vật chất phàm tục" - bích họa ở nhà nguyện Bardi là một bước ngoặt của nghệ thuật thánh

5.00 star(s) 2 Votes

.

Thành viên
Tham gia
3/8/23
Bài viết
98

Nhắc đến những bích họa về "cuộc đời của thánh Phanxicô thành Assisi" của danh họa Giotto ở nhà thờ Bardi, Florence, sách sử nghệ thuật dùng cụm từ "mỗi bức tranh là một chuyến hành hương đến bến bờ thần thánh".​

Điều thú vị là trước Giotto 30 năm đã có 28 bức khắc họa nổi tiếng về cuộc đời thánh Phanxicô của các nghệ sĩ khác rồi, và chúng vẫn còn ở đại sảnh thánh đường Phanxicô thành Assisi đến tận ngày nay. Nhưng, với loạt tranh xuất sắc của ông, Giotto đã tạo bước ngoặt trong việc dùng nghệ thuật như một hình thức kể chuyện Tin mừng và hạnh tích các thánh trong lịch sử nghệ thuật Tây Phương.



Giotti_Francis_phailamgi_7.jpg
Thánh Phanxicô trên đường đi Ai cập -
Ảnh:
wikipedia

Về thánh Phanxicô thành Assisi

  • Năm 1181, sinh ra trong gia đình giàu có ở Assisi, Italy và lớn lên với cuộc sống phù phiếm vật chất. Sau khi trải nghiệm thần bí của Chúa, ngài từ bỏ tất cả phàm trần, theo Chúa và dấn thân cho người nghèo.​
  • Năm 1210, ngài lập dòng tu mưu cầu đời sống giản dị như những môn đồ tiên khởi.​
  • Năm 1224, hai năm trước khi qua đời, năm dấu thánh trên cơ thể Chúa xuất hiện trên cơ thể ngài.​
  • Năm 1228, ngài được phong thánh, nổi tiếng vì sống thánh thiện và tình yêu người nghèo.​
  • Từ 1296, ngài được dân chúng yêu mến, nhiều nghệ sĩ Italy vẽ những bích họa về cuộc đời.​
Francis_dauthanh_phailamgi_2.jpg
Thánh Phanxicô lãnh nhận dấu thánh của Chúa Giêsu
Ảnh:
wikipedia

Về danh họa Giotto di Bondone

Giotto di Bondone thường được gọi là Giotto. Khác biệt chính yếu với số đông nghệ sĩ đương thời, Giotto đoạn tuyệt truyền thống nghệ thuật chịu ảnh hưởng nặng nề phong cách Byzantine - cách điệu và nặng hình thức. Chẳng hạn, gia đình Chúa Giêsu thì thường được vẽ to hơn nhiều so với những người khác trong bối cảnh, nhằm biểu thị tầm quan trọng hơn; nhân vật phẳng dẹt, cứng nhắc theo tư thế ước lệ. Giotto mở ra một cánh cửa phong cách hiện thực tự nhiên.​
  • Năm 1305, thực hiện loạt bích họa về cuộc đời Đức Mẹ ở nhà nguyện Arena (Scorovegni), Pandua​
  • Năm 1315, thực hiện bích họa Đức Mẹ ở Ognissanti​
  • Năm 1320, loạt bích họa ở nhà nguyện Peruzzi, Florence​
  • Năm 1325, bảy bích họa cuộc đời thánh Phanxicô thành Assisi​
Giotti_phailamgi_5.jpg
Các bích họa của Giotto
bên trong thánh dường thánh Phanxicô thành Assisi - Ảnh:
wikipedia

Về loạt bích hoạ thánh Phanxicô thành Assisi

Tại nhà nguyện Bardi ở Santa Croce, Florence, Giotto thực hiện loạt bích họa tuyệt đẹp từ 1323 dến 1328 về cuộc đời thánh Phanxicô thành Assisi. Bảy bức bích họa về bảy cột mốc quan trọng cuộc đời của vị thánh: cảnh từ bỏ phàm trần thế tục theo Chúa, chuyến thăm Sultan ở Ai Cập, cảnh ngài lâm chung và thăng thiên. Bức họa thánh Phanxicô lãnh dấu thánh mô tả sự kiện trọng đại nhất cuộc đời của ngài, được đặt ở vị trí ngay vòm cuốn nổi bật nhất ở lối vào.

Giotti_Francis_phailamgi_6.jpg
Thánh Phanxicô lâm chung
trong tình huynh đệ của anh em cùng hội dòng - Ảnh:
wikipedia

Bích họa Bardi, người ta mô tả không chỉ đẹp xuất sắc, mà là kiệt tác phối cảnh hiện thực thời đầu. Từng bức, Giotto tạo hình với dáng vẻ con người hiện thực về hình thể lẫn cảm xúc, hiện thực cả vể cử chỉ lẫn biểu cảm. Toàn bộ bích họa Bardi đều thống nhất phong cách tự nhiên mới mẻ và cả thủ pháp nghệ thuật theo cách riêng của Giotto.

Giotti_lamchung_phailamgi_4.jpg
Thánh Phanxicô thăng thiên
Anh em trong dòng xung quanh - Ảnh:
wikipedia

Về bức họa "từ bỏ vật chất phàm tục"

  • Nội dung bức họa
    Bức "từ bỏ vật chất phàm tục" miêu tả một không gian kịch tính khi vị thánh công khai từ bỏ của cải và quyền thừa kế. Kích thước bức tranh cao 2.8 mét rộng 4.5 mét, hình thể bán khỏa thân đang cầu nguyện, được phủ bằng áo choàng tư tế. Các môn đề đứng phía sau. Đối diện bên kia là người cha tức giận, muốn xông thẳng vào vị thánh nhưng hai người ngoài đường níu lại. Hai chú bé đứng sau hai nhóm người ném đá vào vị thánh, bị mẹ chúng ngăn cản.​
  • Thủ pháp nghệ thuật
    Thủ pháp dùng bóng đổ với ánh sáng để tạo hình của Giotto ở bậc thượng thừa. Các nhân vật nổi khối ba chiều, vừa tự nhiên hiện thực lại vừa truyền cảm xúc khác nhau. Khoảng cách giữa các nhân vật và chiều sâu phối cảnh được Giotto bố trí hài hòa như ngoài không gian đời thực. Phối cảnh xa gần (viễn - cận) nổi bật hơn với việc ông đặt một tòa nhà cổ ở hậu cảnh, tạo nên hiệu ứng thị giác hút mắt theo luật xa gần trong phối cảnh (gần to - xa nhỏ). Thủ pháp này tạo hiệu ứng ranh giới giữa hai nhóm nhân vật ở hai bên cả theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Còn về màu sắc, Giotto đã tô đậm không gian trống của bức tranh, bầu trời âm u trong cơn thịnh nộ tột cùng của người cha.​
  • Bố cục
    Bố cục là cách sắp xếp các thành phần trong bức ảnh, các thành phần hoặc nhân vật tương tác kết cấu với nhau để chuyển tải một thông điệp hay ý nghĩa nào đó. Bố cục thành công là nội dung bức ảnh được thể hiện tốt qua hình thức sắp đặt bố trí ấy. Trong ảnh của Giotto, một lối khắc họa tự nhiên được thể hiện với các mảng màu trầm buồn u ám trong đại cảnh nhưng rất đơn giản mạch lạc. Áo chùng rộng và màu sắc tạo trọng lượng làm tăng cảm giác về hình khối. Vị trí các nhân vật ở các vị trí nổi bật hình khối trong chiều sâu không gian. Giotto dùng kiến trúc như một thủ pháp bố cục, mở rộng không gian đến các mép bức họa, làm cho chúng trở thành viền khung tăng sự chú ý nhiều hơn vào nhân vật trong ảnh.​

Giotti_phailamgi_Francis_1.jpg
Thánh Phanxicô từ bỏ thế gian
Theo Chúa và dấn thân cho người nghèo - Ảnh:
wikipedia
  • Bước ngoặt nghệ thuật thánh

    Nghệ thuật thánh của Giáo hội Công giáo thịnh hành hội họa về hạnh tích các thánh. Rất nhiều câu chuyện cuộc đời của các vị thánh đã được các nghệ sĩ tạo nên tác phẩm để đời, như Simone Martini về loạt bích họa cuộc đời thánh Martin, hay như Masaccio, Filippino Lippi vẽ nhiều tác phẩm từ nguồn cảm hứng cuộc đời các vị thánh.

    Nhưng, bích họa Bardi của Giotto đánh dấu bước ngoặt trong việc dùng nghệ thuật như một hình thức kể chuyện Tin mừng và hạnh tích các thánh trong lịch sử nghệ thuật Tây Phương. Với tính hiện thực chưa từng có và cách dùng không gian hình ảnh tự nhiên, loạt bích họa của Giotto đặt nền móng cho nghệ thuật Phục hưng sau này.​

Giotti_Francis_phailamgi_8.jpg
Thánh Francis giảng Tin Mừng cho chim
bích hoạ tại Basilica Thánh Francis ở Assisi - Ảnh:
wikipedia
  • Năm 1334, thành Florence tôn vinh Giotto danh hiệu "Magnus Magister" (đại danh sư) và bổ nhiệm làm kiến trúc sư trưởng của nhà thờ chính tòa Florence, tháp chuông nhà thờ do ông thiết kế. Ông mất năm 1337, khi công trình chưa hoàn thành.​



Phải làm gì?

Thư Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi các nghệ sĩ (04-04-1999):
Để truyền đạt sứ điệp mà Đức Kitô giao cho mình, Giáo Hội cần đến nghệ thuật. Nghệ thuật có nhiệm vụ làm cho thế giới tinh thần, thế giới vô hình, thế giới Thiên Chúa, trở nên có thể cảm nhận được và trở nên hấp dẫn càng nhiều càng hay. Bởi đó, nghệ thuật phải chuyển dịch những gì tự chúng vốn không thể diễn tả được thành những ngôn từ có ý nghĩa. Nghệ thuật có một khả năng độc đáo là lấy một mặt này hay một mặt khác của sứ điệp, rồi chuyển dịch thành một cái gì đó có màu sắc, hình dáng và âm thanh, để nuôi dưỡng trực quan của những người đến xem hay đến nghe. Nghệ thuật làm việc này không phải bằng cách đánh mất đi giá trị siêu việt và hào quang mầu nhiệm của sứ điệp”.


 

Bấm vào để xem ảnh kích thước lớn!

  • Giotti_phailamgi_Francis_1.jpg
    Giotti_phailamgi_Francis_1.jpg
    397.3 KB · Xem: 436
  • Giotti_Francis_phailamgi_7.jpg
    Giotti_Francis_phailamgi_7.jpg
    311.3 KB · Xem: 111
  • Giotti_phailamgi_5.jpg
    Giotti_phailamgi_5.jpg
    474 KB · Xem: 108
  • Giotti_Francis_phailamgi_8.jpg
    Giotti_Francis_phailamgi_8.jpg
    446.8 KB · Xem: 113
  • Giotti_lamchung_phailamgi_4.jpg
    Giotti_lamchung_phailamgi_4.jpg
    558.3 KB · Xem: 106
  • Giotti_Francis_phailamgi_6.jpg
    Giotti_Francis_phailamgi_6.jpg
    338.2 KB · Xem: 113
  • Francis_dauthanh_phailamgi_2.jpg
    Francis_dauthanh_phailamgi_2.jpg
    430.2 KB · Xem: 102
  • Giotti_Francis_phailamgi_10.jpg
    Giotti_Francis_phailamgi_10.jpg
    398.2 KB · Xem: 110
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,097
Đẹp quá! Cảm ơn tác giả đã thông tin.
 
  • Love
Like: .

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên