Đi tìm chân lý
- Tham gia
- 25/1/24
- Bài viết
- 526
- Chủ đề Author
- #1
Trong cuộc sống gia đình, chúng ta thường đối diện với tình trạng những nỗ lực và hy sinh của mình bị xem như điều hiển nhiên. Điều này không chỉ làm giảm giá trị của những đóng góp mà còn tạo ra sự mệt mỏi và thiếu động lực cho các thành viên. Người vợ thầm lặng hy sinh trong việc chăm sóc gia đình, người chồng chịu áp lực kiếm tiền, nhưng những cố gắng này thường bị coi là trách nhiệm đương nhiên. Để duy trì hạnh phúc gia đình, mỗi người cần học cách thấu hiểu, trân trọng, và động viên lẫn nhau. Chính sự cảm thông và yêu thương sẽ giúp gia đình trở nên bền vững và ý nghĩa hơn.
Phải Làm Gì?
Docat 118: Có phải gia đình cũng đóng góp điều gì đó cho xã hội?
Vâng, mọi điều gia đình thực hiện cho chính mình và cho các thành viên trong nội bộ gia đình thì cũng liên quan đến xã hội. Suy cho cùng, một xã hội chỉ phồn vinh nếu mọi thứ diễn ra tốt đẹp đối với các cá nhân trong xã hội, nếu họ cảm thấy được trân trọng và yêu mến. Trong gia đình, người ta học được cách đối xử cho và nhận nhờ hy sinh và chấp nhận, đó là cách đối xử hoàn toàn khác với kiểu đổi chác mua bán của cơ chế thị trường. Cũng thế, việc các cá nhân học biết trong gia đình ý nghĩa của trách nhiệm và liên đới sẽ có lợi cho xã hội: một người chứng tỏ mình có trách nhiệm và biết liên đới “trong những việc nhỏ” sẽ có thể làm như thế “trong những việc lớn”. Ở đâu người ta học biết tận tâm với người nghèo, bệnh nhân, hay người già yếu tốt hơn nếu không phải là ngay trong gia đình? Ở đâu người ta hiểu rõ hơn tình cảnh của người cô độc, tuyệt vọng, hay bị bỏ rơi nếu không phải là gia đình? Làm sao người ta có thể trở nên nhạy cảm với các vấn đề nan giải trong cấu trúc xã hội nếu gia đình của người ấy không làm gương? Như vậy, ta thấy gia đình góp một phần đáng giá, không thể thay thế, vào việc “nhân bản hoá xã hội” (C. Kissling).
Bấm vào để xem ảnh kích thước lớn!
Cùng chủ đề