- Chủ đề Author
- #1
Những ai quan tâm tới đời sống đạo trong các xứ đạo tại các vùng quê miền Bắc sẽ dễ dàng nhận thấy sự vắng mặt của nam giới trung niên trong các Thánh lễ, ngay cả Thánh lễ ngày Chúa nhật.
Lễ Thêm sức tại giáo xứ Đạo Dương, giáo phận Hải Phòng. Ảnh: Giáo xứ Đạo Dương
Một hiện tượng buồn nhưng thật
Mặc dù không có những con số thống kê chính thức, nhưng hiện tượng nam giới đang tuổi đi làm tại các xứ đạo dần xa nhà thờ không còn là chuyện đơn lẻ.
Cách đây khoảng 3 năm, tại giáo xứ L. Tr. Lý Nhân, Hà Nam, trong tổng số hàng trăm nam giới đã có gia đình, số người dự lễ Chúa nhật chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Có vị gia trưởng của một gia đình còn mang cả bàn thờ đến trả cha xứ chỉ vì, như ông nói, các cháu đã “trở lại lương,” nên phải theo các cháu để sau này có người hương khói!
Giáo xứ Đ. D, Quảng Ninh, cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nhà thờ hoàn toàn vắng bóng đàn ông. Vào mỗi Chúa nhật, các hàng ghế dành cho nam giới trống trải. Nhiều ông đã không đến nhà thờ cả hàng chục năm trời.
Theo ghi nhận chung, tại nhiều xứ đạo hiện nay, số nam giới trung niên còn thực hành đạo, theo nghĩa tham dự đều đặn thánh lễ ngày Chúa nhật chỉ còn khoảng 20 – 30 %.
Cách đây khoảng 3 năm, tại giáo xứ L. Tr. Lý Nhân, Hà Nam, trong tổng số hàng trăm nam giới đã có gia đình, số người dự lễ Chúa nhật chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Có vị gia trưởng của một gia đình còn mang cả bàn thờ đến trả cha xứ chỉ vì, như ông nói, các cháu đã “trở lại lương,” nên phải theo các cháu để sau này có người hương khói!
Giáo xứ Đ. D, Quảng Ninh, cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nhà thờ hoàn toàn vắng bóng đàn ông. Vào mỗi Chúa nhật, các hàng ghế dành cho nam giới trống trải. Nhiều ông đã không đến nhà thờ cả hàng chục năm trời.
Theo ghi nhận chung, tại nhiều xứ đạo hiện nay, số nam giới trung niên còn thực hành đạo, theo nghĩa tham dự đều đặn thánh lễ ngày Chúa nhật chỉ còn khoảng 20 – 30 %.
Con số ít ỏi các Gia trường giáo hạt Bình An, gp. Xuân Lộc, hành hương Năm thánh ngày 12/3/2025 tại nhà thờ Tâm Hòa. Ảnh: Giáo phận Xuân Lộc
Không chỉ là chuyện cá nhân
Khi được hỏi lý do, nhiều người cho biết, chúng tôi “không bỏ đạo”, chỉ là ít đến nhà thờ. Chúng tôi vẫn là thành viên của Hội Gia trưởng, Hội Giuse… vẫn đi lễ mỗi năm đôi lần vào các dịp lễ trọng, vẫn đóng tiền xây dựng giáo xứ, chỉ có điều “chúng tôi bận rộn quá!”
Thực ra, có rất nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan làm cho nam giới trung niên tại các xứ đạo hờ hững với thánh lễ, đang rút lui“trong thinh lặng” khỏi các sinh hoạt của giáo xứ.
Có thể do bản thân họ lười biếng, bận rộn công việc làm ăn… nhưng sâu xa: dường như họ đang mất cảm thức đức tin, dẫn tới thái độ dửng dưng với đời sống tôn giáo.
Bên cạnh đó, nhiều người tự nhận là “tạm nghỉ đạo”, vì mối quan hệ không tốt đẹp với cha xứ, với ban hành giáo…
Thực tế, đàng sau tất cả những điều đó, có một lý do gần đây đã trở thành vấn nạn: các xứ đạo hôm nay có còn là “giếng nước đầu làng” (Gioan Phaolô II, Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, chương II, # 10.), là nơi mà những người nam nữ cảm thấy mình thuộc về không?
Ngoài việc đóng tiền cho các sinh hoạt, tham dự tiệc mừng bổn mạng Hội đoàn, dường như họ không thấy mình được thúc bách, không thấy vai trò, không thấy sự thử thách, không thấy chiều sâu đức tin...
Phụng vụ đối với họ có thể quá hình thức; sinh hoạt thì nặng tính xã hội, thiếu chiều kích thiêng liêng; không có nhóm nhỏ hay môi trường đồng hành dành riêng cho họ…
Thực ra, có rất nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan làm cho nam giới trung niên tại các xứ đạo hờ hững với thánh lễ, đang rút lui“trong thinh lặng” khỏi các sinh hoạt của giáo xứ.
Có thể do bản thân họ lười biếng, bận rộn công việc làm ăn… nhưng sâu xa: dường như họ đang mất cảm thức đức tin, dẫn tới thái độ dửng dưng với đời sống tôn giáo.
Bên cạnh đó, nhiều người tự nhận là “tạm nghỉ đạo”, vì mối quan hệ không tốt đẹp với cha xứ, với ban hành giáo…
Thực tế, đàng sau tất cả những điều đó, có một lý do gần đây đã trở thành vấn nạn: các xứ đạo hôm nay có còn là “giếng nước đầu làng” (Gioan Phaolô II, Tông huấn Kitô hữu Giáo dân, chương II, # 10.), là nơi mà những người nam nữ cảm thấy mình thuộc về không?
Ngoài việc đóng tiền cho các sinh hoạt, tham dự tiệc mừng bổn mạng Hội đoàn, dường như họ không thấy mình được thúc bách, không thấy vai trò, không thấy sự thử thách, không thấy chiều sâu đức tin...
Phụng vụ đối với họ có thể quá hình thức; sinh hoạt thì nặng tính xã hội, thiếu chiều kích thiêng liêng; không có nhóm nhỏ hay môi trường đồng hành dành riêng cho họ…
Thăm viếng các gia đình trong tuần Đại phúc, cách thức hiệu quả giúp các gia trưởng cơ hội quay về với Chúa. Ảnh: Nhà thờ Thái Hà
Hoán cải mục vụ
Vì thế, đã tới lúc Giáo hội phải can đảm “từ bỏ não trạng mục vụ bảo tồn, lo giữ những gì cũ kỹ, chỉ làm theo nề nếp truyền thống.” (x. Phanxicô, Niềm vui Tin mừng, # 27); phải là một Hội thánh “ra đi” tới các vùng “ngoại biên hiện sinh” là chính những người đàn ông đang thực sự đối khát Lời Chúa, “dấn thân và nâng đỡ”, giúp họ “sinh hoa trái” và cùng họ “chia sẻ niềm vui mừng Tin mừng” (Phanxicô, Niềm vui Tin mừng, # 24)
Giáo hội, cách riêng các giáo xứ, phải có những sáng kiến mục vụ, dám thay đổi cách tiếp cận: từ "chờ người ta đến nhà thờ" sang "đi ra và gặp họ"; từ quá chú trọng việc "tổ chức hội đoàn lễ lạt" sang "đồng hành thiêng liêng cá nhân"; từ "nhẹ nhàng, an ủi" sang những thử thách đức tin thật sự dành cho họ...
Giáo hội, cách riêng các giáo xứ, phải có những sáng kiến mục vụ, dám thay đổi cách tiếp cận: từ "chờ người ta đến nhà thờ" sang "đi ra và gặp họ"; từ quá chú trọng việc "tổ chức hội đoàn lễ lạt" sang "đồng hành thiêng liêng cá nhân"; từ "nhẹ nhàng, an ủi" sang những thử thách đức tin thật sự dành cho họ...
Giới gia trưởng giáo xứ Thiện Mỹ, Tổng Giáo phận Hà Nội mừng lễ Quan thầy ngày 19/3/2022. Ảnh: TGP. Hà Nội
Chọn một Giáo hội đi ra hay một nhà thờ trống ghế?
Thiết tưởng, nếu Giáo hội Việt Nam hôm nay cứ tiếp tục sống đạo kiểu lễ hội, các giám mục, linh mục chỉ “xúng xính” trong các bộ phẩm phục trong các cuộc lễ lạc hoành tráng, tiếp tục ẩn trong những “pháo đài” khép kín, hoàn toàn xa lạ với cuộc sống người dân, thì nhà thờ sẽ không chỉ vắng đàn ông.
Và điều tệ hơn cả là: nhiều người đàn ông sẽ sống suốt đời mà không bao giờ gặp được Thiên Chúa thật!
Và điều tệ hơn cả là: nhiều người đàn ông sẽ sống suốt đời mà không bao giờ gặp được Thiên Chúa thật!