Nhiều từ ngữ và cụm từ tiếng anh có nguồn gốc tôn giáo

5.00 star(s) 2 Votes
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
998

Xã hội ngày nay đã phần nào thế tục hóa, khiến chúng ta không hoặc khó nhận ra nền tảng tôn giáo trong ngôn ngữ.​

Lễ Phục Sinh, kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô vào ngày thứ ba sau khi chịu đóng đinh, là ngày lễ đầu tiên được Giáo hội Kitô giáo cổ đại thiết lập. Đây cũng là khoảng thời gian linh thiêng nhất trong năm, cũng là dịp thích hợp để suy ngẫm về ảnh hưởng của tôn giáo đối với ngôn ngữ hiện nay.​

phailamgi_Nhiều từ ngữ và cụm từ tiếng anh có nguồn gốc Công giáo_cv1.jpg


Chẳng hạn, chúng ta thường nghĩ về carnival như những lễ hội rong với các trò chơi, vòng quay, kẹo bông và bong bóng. Nhưng thực ra, carnival ban đầu là những lễ hội tiền Mùa Chay – một cuộc vui cuối cùng trước khi bước vào thời gian sám hối. Từ nguyên Latinh của nó gồm carne (“thịt, xác thịt”) và vale (“tạm biệt”), ám chỉ giai đoạn yến tiệc và vui chơi trước khi nói lời giã biệt với thịt, bước vào Mùa Chay.

Hay từ “religion” bắt nguồn từ tiếng Latinh religionem, mang ý nghĩa “sự tôn kính điều thiêng liêng.”

Có vô số từ và cụm từ có nguồn gốc tôn giáo. Xin liệt kê thêm một vài cụm từ bên dưới:​
  • Bonfire: (Lửa trại) Ban đầu là “bone fire” – những đống lửa thiêu xác các thánh nhân bị hành hình trong cuộc Cải cách Anh. Bạn nào hay chơi các dòng game Souls-like thì sẽ rất quen thuộc với cụm từ này.
  • Enthusiastic: Xuất phát từ tiếng Hy Lạp enthusiasmos, nghĩa là “có một vị thần bên trong.” Ban đầu, nó mang ý nghĩa “được Thiên Chúa chiếm ngự,” tương tự như từ giddy, có gốc từ tiếng Anglo-Saxon gydig, tức “người bị thần linh nắm giữ.”
  • Excruciating: Từ Latinh crux (“thập giá”) nằm trong các từ crux, crucialexcruciating. Ban đầu, excruciating chỉ nỗi thống khổ của cuộc đóng đinh, nhưng dần dần được dùng để chỉ bất kỳ nỗi đau đớn tột cùng nào.
  • Fan: Rút gọn từ fanatic (“người cuồng tín,” nghĩa gốc là “được thần linh linh hứng”). Ngược lại, profane mô tả người bất kính và phạm thượng, xuất phát từ tiếng Latinh pro (“bên ngoài”) và fanum (“đền thờ”).
  • Good-bye: Câu tạm biệt quen thuộc này thực chất là dạng rút gọn của “God be with you” (“Nguyện Chúa ở cùng bạn”).
  • Holiday: Nguyên thủy là holy day (“ngày thánh”), bắt nguồn từ tiếng Anh cổ haligdaeg. Khi phát âm thay đổi, ý nghĩa của từ cũng biến chuyển, khiến “holiday” không còn mang nghĩa tôn giáo mà chỉ những ngày lễ thế tục như Quốc khánh hay Ngày Lao động.
  • Icon: Ban đầu, icon là một bức họa thánh dùng để suy niệm và cầu nguyện. Ngày nay, nó ám chỉ những nhân vật đạt đến tầm vóc siêu sao trong chính trị, thể thao, nghệ thuật và giải trí – một sự suy giảm ý nghĩa so với nguyên bản.
  • Red-letter day: Xuất phát từ truyền thống in các ngày lễ thánh bằng mực đỏ trên lịch và niên giám. Ngày nay, cụm từ này được dùng để chỉ những ngày đáng nhớ trong đời, như sinh nhật, lễ tốt nghiệp hay ngày đội tuyển yêu thích giành chiến thắng.
  • Short shrift: Ngày xưa, tù binh chính trị và quân sự thường bị hành quyết chóng vánh. Họ chỉ có một khoảng thời gian ngắn để xưng tội với linh mục trước khi chết – đây chính là nghĩa gốc của short shrift. Hiện nay, cụm từ này mang ý nghĩa “bị phớt lờ” hoặc “bị giải quyết qua loa.”
  • Story: Vì sao story có thể vừa mang nghĩa “câu chuyện” vừa là “tầng của một tòa nhà”? Cả hai xuất phát từ tiếng Latinh historia (“kiến thức”) và tiếng Pháp histoire (vừa có nghĩa là “câu chuyện” vừa là “lịch sử”). Thời Trung Cổ, nhiều tòa nhà ở châu Âu có những bức bích họa kể chuyện lịch sử, huyền thoại, Kinh Thánh hay văn học trên từng tầng. Dần dần, chính các tầng nhà cũng được gọi là stories.​
 

Đức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ: Vị mục tử 30 năm bị cách ly | Phải làm gì? | Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt: "Khi về Lạng sơn, tôi mới hiểu được hết những tình cảm sâu nặng giáo dân dành cho ngài. Đi đâu cũng thấy mọi người nhắc đến ngài với những tâm tình thương mến, kính phục. Chỗ nào cũng nghe trích dẫn những lời ngài đã dậy dỗ, khuyên bảo. Ảnh hưởng của ngài thật lớn lao, rộng rãi và sâu xa. Hình ảnh ngài bàng bạc khắp nơi. Giáo dân thấy ngài trong những hiện tượng thiên nhiên. Khi an táng ngài, trời mưa như trút đến nỗi các Đức Giám mục và các linh mục không thể bước ra phần mộ. Tại phần mộ, dù người ta đã che bạt, nước vẫn chảy xuống như thác. Giáo dân càng thương nhớ ngài hơn. Ngày giỗ đầu được bình an. Giỗ năm thứ hai, trời mưa như trút đến nỗi không thể dâng lễ ngoài trời, dù đã che rạp. Mưa trĩu nước trên bạt che làm sập khung sắt. Rạp đổ xuống làm vỡ cả tượng thánh Giuse. Giáo dân càng thương nhớ ngài tha thiết. Giỗ mãn tang trời mưa lớn hơn. Nước dâng lên ngập lụt làm mọi người vừa tan lễ phải chạy vội về thu dọn đồ đạc. Đoàn Thất khê dự lễ về phải bỏ xe, đi bè qua chỗ nước lụt. Đoàn Cao bằng phải vòng qua ngả Thái nguyên để về cho kịp lễ ngày Chủ nhật. Giáo dân cho đó là tiếng ngài nhắc nhở chúng ta rằng đời sống chưa hết đau khổ, chưa hết chiến đấu. Giỗ năm thứ 4, mưa bão đánh gẫy cành nhãn lớn nhất, nơi treo quả chuông. Quả chuông vốn đã nứt nẻ lại rơi xuống một lần nữa, may mà không vỡ thêm. Tất cả những việc ấy làm người dân càng nhớ đến ngài. Mọi người đều ứa lệ khi nhớ đến những đoạn đời đau khổ ngài đã trải qua. Tượng Đức Mẹ để dưới cây nhãn tuy cũ kỹ, nhưng giáo dân vẫn muốn giữ lại, vẫn thích cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ cũ, vì tượng cũ làm họ nhớ đến Đức Cha Vinhsơn Phaolô. Đã bao lần ngài đứng trước tượng Đức Mẹ này, cầu nguyện với cả đau đớn và nước mắt. Quả thật sự hiện diện càng âm thầm lại càng có sức lan tỏa rộng lớn, càng đau đớn lại càng đi sâu vào lòng người."

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên