Người Công giáo có nên dùng mạng xã hội để phê bình Giáo hội không?

5.00 star(s) 1 Vote
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
472

Thời gian gần đây, không kể các hãng thông tấn báo chí luôn săn lùng các tin tức, nhất là những tin giật gân liên quan tới những bê bối trong Hội thánh hay một số các tổ chức được dựng lên có mục đích duy nhất là chống phá Giáo hội, thì nhiều nhóm hội hoặc cá nhân các tín hữu, vì bức xúc hoặc vì "muốn xây dựng Hội thánh", đã sử dụng mạng xã hội để "chia sẻ những góp ý" của mình, với mong muốn ai đó có trách nhiệm trong Hội thánh lắng nghe.


Tuy nhiên, thay vì được lắng nghe, những thông tin góp ý, phê bình được tung lên mạng xã hội lại làm cho nhiều người ngày càng mất niềm tin vào Giáo hội, trong đó có rất nhiều người không Công giáo.

Góp ý đúng Tin mừng

Nên biết: "Giáo hội luôn hoan nghênh những ý kiến phê bình công khai của các tổ chức hay cá nhân góp ý cho Giáo hội trong tinh thần yêu thương và tìm cách giúp đỡ Giáo hội trong quá trình hoán cải của Giáo hội." (Docat #324).

phailamgi_phebinhgiaohoi.jpeg
Nguồn ảnh: Vatican News

Tuy nhiên, để việc góp ý và phê bình phù hợp với Tin mừng và không đi ngược với Giáo huấn của Hội thánh, các Kitô hữu nên theo lời dạy của Chúa Giêsu về cách góp ý trong Giáo hội, được ghi lại trong Tin mừng Mátthêu, chương 18, câu 15 – 17:

Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế."

Ở đây, điều cần lưu ý là, Chúa Giêsu không dạy phải đưa vụ việc ra ngoài xã hội. Trái lại, Ngài đề nghị chỉ nên giải quyết vấn đề ở trong nội bộ Giáo hội. Nếu việc khuyên giải trong nội bộ Giáo hội không xong, thì hãy coi "họ là người ngoại hay một người thu thuế", nhưng vẫn phải tôn trọng phẩm giá của họ.

Những "diễn viên ảo" trên mạng xã hội

Như vậy, theo Giáo huấn của Tin mừng, việc góp ý cho Giáo hội là cần thiết. Tuy nhiên, khi góp ý phê bình, người Công giáo không nên đưa nội dung góp ý lên mạng xã hội, vì tự nó, "mạng xã hội là nơi các diễn viên thường nấp dưới tấm áo giả danh" (Bộ truyền thông, Hướng tới sự Hiện diện tròn đầy – Suy tư Mục vụ về việc tham gia mạng xã hội, # 16), nên khó có thể xác định đâu là sự thật, đâu là việc thật và ai là người phải chịu trách nhiệm về những phát ngôn chẳng thể kiểm chứng đúng - sai trên mạng.

Hơn nữa, Hội thánh đã có những qui định cụ thể liên quan tới các thủ tục hành chính trong Giáo hội để bảo đảm quyền lợi cho Giáo hội và người giáo dân. Các tổ chức hoặc cá nhân muốn phê bình hay góp ý cho Giáo hội có thể tiến hành việc góp ý theo cách này.

Ngoài ra, cần biết rằng "các cộng đồng mạng xã hội không đương nhiên đồng nghĩa với cộng đoàn" (Sứ điệp ngày Thế giới Truyền thống năm 2019). Do đó, các tín hữu cần cảnh giác trước "bất cứ nhóm nào tự xưng là "Công giáo", nhưng dùng sự hiện diện của mình trên mạng xã hội để gây chia rẽ trong Giáo hội, vì họ không phải là một cộng đồng Kitô giáo thực sự. Một cộng đoàn Kitô giáo thực sự thì không bao giờ làm như vậy" (Phanxicô, Tông huấn Hãy Vui mừng Hoan hỷ, #115).

Kết luận

Giáo hội luôn hoan nghênh những ý kiến phê bình công khai của các tổ chức hay cá nhân góp ý cho Giáo hội trong tinh thần yêu thương và xây dựng Giáo hội. Tuy nhiên, vì mạng xã hội là một không gian ảo, nên các Kitô hữu, khi muốn góp ý cho Giáo hội, nên góp ý trực tiếp qua các cách thức tiến hành góp ý theo trình tự thủ tục hành chính trong Giáo hội, tránh tạo cớ cho người khác vấp phạm.

Linh mục Karl Rahner, thần học gia người Đức từng nói: "Giáo hội là một bà già với những vết hằn nhăn nhúm. Nhưng bà lại là mẹ tôi. Nên đừng ai đánh mẹ tôi". Vì thế, các tín hữu Công giáo thật tâm yêu mến Giáo hội chắc chắn sẽ không hành xử hồ đồ, nhất là không tạo cớ cho người khác tấn công bà mẹ già của mình.​
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cháy lên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
93
Giáo hội luôn hoan nghênh những ý kiến phê bình công khai của các tổ chức hay cá nhân góp ý cho Giáo hội trong tinh thần yêu thương và xây dựng Giáo hội. Tuy nhiên, vì mạng xã hội là một không gian ảo, nên các Kitô hữu, khi muốn góp ý cho Giáo hội, nên góp ý trực tiếp qua các cách thức tiến hành góp ý theo trình tự thủ tục hành chính trong Giáo hội, tránh tạo cớ cho người khác vấp phạm.
Đoạn này tác giả viết có mâu thuẫn không? Vì đã hoan nghênh những ý kiến phê bình công khai...sao lại đề xuất là nên góp ý trực tiếp. Vậy thì khi nào nên đưa công khai, khi nào nên góp ý trực tiếp?
 
Thành viên
Tham gia
22/12/23
Bài viết
99
Thường ở chỗ tôi họ sẽ viết thư lên tòa Giám Mục khi có mâu thuẫn với cha xứ
 
Tích cực
Tham gia
22/12/23
Bài viết
180
Thư góp ý nếu không được lắng nghe thì sao ạ. Giờ mạng xã hội là công cụ phổ biến rồi. Giáo Hội cũng cần thích nghi với chuyện bị phê bình công khai trên mạng xã hội.
 
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
9
Đoạn này tác giả viết có mâu thuẫn không? Vì đã hoan nghênh những ý kiến phê bình công khai...sao lại đề xuất là nên góp ý trực tiếp. Vậy thì khi nào nên đưa công khai, khi nào nên góp ý trực tiếp?
Tác giả không mâu thuẫn mà là ông không hiểu ý phía sau thôi.
 
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
472
Đoạn này tác giả viết có mâu thuẫn không? Vì đã hoan nghênh những ý kiến phê bình công khai...sao lại đề xuất là nên góp ý trực tiếp. Vậy thì khi nào nên đưa công khai, khi nào nên góp ý trực tiếp?
Chào bạn,

Cảm ơn đã góp ý. Công khai ở đây là công khai danh tính, không nặc danh. Mạng xã hội là "môi trường của những diễn viên ảo", nên chẳng khác gì là nặc danh. Cực kỳ nguy hiểm khi người ta nặc danh để tấn công người khác. Hội thánh đã có những qui định về thủ tục hành chính trong Hội thánh, nên tốt nhất cứ theo qui định để ổn định. Theo qui định, sẽ buộc bạn phải công khai danh tính của bạn và người chịu trách nhiệm mới có trách nhiệm trả lời cho bạn.

Chắc bạn nghĩ, công khai là "công cộng", là đưa tất cả ra thanh thiên bạch nhật, công khai cho bàn dân thiên hạ được biết mọi sự. Không phải vậy, mạng xã hội không phải chỗ công cộng, đúng hơn nó là cái chợ. Bạn ra chợ nói, ai sẽ chịu trách nhiệm trả lời cho bạn. Có khi bạn lại bị khép vào tội, gây rối trật tự công cộng, chưa biết chừng.
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên