Thành viên
- Tham gia
- 21/1/24
- Bài viết
- 68
- Chủ đề Author
- #1
Sách Cựu Ước Thủ Lãnh (Tl) kể lại lịch sử của dân Israel sau cái chết của Joshua, người đã dẫn dắt dân chinh phục miền đất hứa, tới bình minh vương triều. Dân Israel ngụ cư nơi miền đất Đức Chúa trao ban, nhưng các sắc tộc khác vẫn sinh sống ở miền Canaan là cái gai cạnh sườn. Trọng tâm của quyển sách này được sắp xếp theo ‘mô-tif lập lại xoay vòng’: khi Israel bỏ rơi Đức Chúa để thờ phượng ngẫu tượng, Đức Chúa sẽ bỏ rơi dân vào tay quân thù và họ bị đàn áp; thế rồi dân Israel lại kêu cầu Đức Chúa, Người sẽ nâng một vị thủ lãnh lên để cứu dân và thiết lập một quãng thời gian an bình. Các thủ lãnh sẽ nhân danh và là đại diện của Đức Chúa để dẫn dắt dân Israel.
Với phán quyết của thủ lãnh Gideon (Tl 6-9) chúng ta thấy được những dấu hiệu thăng trầm đầu tiên của định chế này. Gideon đã từ chối vương tước cho dù dân Israel yêu cầu ông chấp nhận (Tl 8:22-23,) rõ ràng ông đã cho chúng ta thấy giới hạn của mình. Thật vậy, ông đã tư thù hành xử, giết cả hai người không trợ giúp ông và những ai gây ra cái chết của anh em ông (Tl 8:13-21.) Kế đến ông đã ra lệnh đúc ngẫu tượng Ephod /ê-phốt/ từ những chiến lợi phẩm sau chiến thắng với người Midian (Tl 8:24-27,) trong bối cảnh tương tự như việc bái lạy con bê vàng (Xh 32) Sau cùng ông đã lấy nhiều tỳ thiếp, và từ cái thứ ‘nhà thổ’ giả danh hoàng gia này, ông đã có nhiều con cái, đặt nền móng cho tấn trò đời mâu thuẫn huynh đệ tương tàn sau khi ông mất (Tl 8:30-31)
Ảnh: biblehub.com
Tội ác của Abimelech /A-vi-me-léc/
Abimelech, tên này có nghĩa là ‘cha ta là vua,’ là người con của Gideon với một tỳ thiếp. Khi Gideon cha ông mất, ông đã đi đến Shechem /si-khem/, với gia đình bên mẹ mình, để tìm hậu thuẫn ‘nối ngôi’ lãnh đạo Israel, dẫu cho thủ lãnh thời đó không phải là cha truyền con nối, nhưng chỉ có Thiên Chúa mới có quyền đưa một thủ lãnh lên để phục vụ cho dân người.
"Xin bà con hỏi các thân hào Shechem xem: điều nào tốt cho các vị? Để cho bảy mươi người, tức là tất cả các con ông Jerubbaal /Giơ-rúp-ba-an/ cai trị các vị, hay là để một người cai trị các vị mà thôi? Xin các vị nhớ cho rằng tôi là anh em ruột thịt của các vị."
Bà con bên ngoại dùng chính những lời đó nói về Abimelec cho toàn thể thân hào Shechem nghe, và lòng họ nghiêng về Abimelec, vì họ nói: "Ông ấy là bà con của chúng ta." (Tl 9:2-3)
Với tài hùng biện và thủ đoạn chính trị khôn khéo, Abimelec đã khắc họa một tương lai xán lạn hơn cho dân tộc khi chỉ cần một người cai trị. Cùng lúc đó, qua tình máu mủ, ông đã xây dựng một liên minh trong gia tộc của mình. Vì thế, gia đình bên ngoại của ông đứng ra bảo trợ cho ông trước các thân hào Shechem và thuyết phục họ bằng mô-tif luyến ái máu mủ, “Ông ấy là anh em chúng ta.” Kết quả là Abimelec đã xây dựng sự đồng thuận quanh ông và gây quỹ qua việc tế lễ cho Baal, một ngẫu tượng (Tl 8:33.) Khi đã có tiền bằng cách này, ông ta thuê những đứa vô lại cùng bọn du đãng (Tl 9:4) để thực hiện toan tính lớn lao của mình.
“Thế là ông đến nhà cha mình tại Ophrah, hạ sát các anh em, tức là bảy mươi người con của ông Jerubbaal, trên cùng một tảng đá; chỉ sót có Jotham, con út của ông Jerubbaal, vì anh ta lẩn trốn được. Bấy giờ tất cả thân hào Shechem cùng toàn dân Beth-millo /Bết Mi-lô/ họp lại, kéo đến tôn Abimelec làm vua, bên cạnh cây sồi trước bia đá ở Shechem.” (Tl 9:5-6)
Abimelec giành quyền lực qua việc hạ sát chính các anh em mình, nhưng một trong những anh em, người em út, Jotham, đã trốn thoát. Vương triều đầu tiên của lịch sử nhà Israel thấm đẫm máu; bảy mươi người con trai của Gideon bị thảm sát. Con số này có giá trị biểu trưng; thật vậy các thành viên của toàn thể gia đình phụ hệ Jacob, đại diện cho toàn thể dân tộc Israel là con số 70 (St 46-27; Xh 1:5; Đnl 10:22)
Abimelech, vị vua tiên khởi, cho thấy một khía cạnh đầy kịch tính của một vương triều, đã biến thành một thứ lạm quyền. Nhưng, trong lúc này, chỉ có dân thành Shechem và Beth-millo là tuyên thệ lòng trung thành của mình với tân vương. Vì thế, dường như không có sự hiệp nhất của dân Israel xung quanh định chế hoàng gia này. Mỉa mai mà nói, Abimelech tự phong vương sau khi giết chết chính các anh em mình, nhất tướng công thành vạn cốt khô. Điều này đã đi ngược lại với những gì Sách Đệ Nhị Luật khẳng định ‘một hình thể của vua chúa là phục vụ anh em mình: “anh em phải tôn một người trong anh em lên làm vua cai trị anh em…Nhưng vị vua không được tự mình nâng cao hơn với anh em mình.” * Hơn thế nữa, Abimelech được làm vua, nhưng không được đấng thiêng liêng thiết lập hay được tấn phong như các thủ lãnh trước đó (Tl 3:79; 3:12-15; 4:1-4: 6:11-16; 11:29; 13:1-25.) Thực vậy trong những trường hợp này bước khởi phát hoàn toàn do con người và tánh cao ngạo của mình.
"Xin bà con hỏi các thân hào Shechem xem: điều nào tốt cho các vị? Để cho bảy mươi người, tức là tất cả các con ông Jerubbaal /Giơ-rúp-ba-an/ cai trị các vị, hay là để một người cai trị các vị mà thôi? Xin các vị nhớ cho rằng tôi là anh em ruột thịt của các vị."
Bà con bên ngoại dùng chính những lời đó nói về Abimelec cho toàn thể thân hào Shechem nghe, và lòng họ nghiêng về Abimelec, vì họ nói: "Ông ấy là bà con của chúng ta." (Tl 9:2-3)
Với tài hùng biện và thủ đoạn chính trị khôn khéo, Abimelec đã khắc họa một tương lai xán lạn hơn cho dân tộc khi chỉ cần một người cai trị. Cùng lúc đó, qua tình máu mủ, ông đã xây dựng một liên minh trong gia tộc của mình. Vì thế, gia đình bên ngoại của ông đứng ra bảo trợ cho ông trước các thân hào Shechem và thuyết phục họ bằng mô-tif luyến ái máu mủ, “Ông ấy là anh em chúng ta.” Kết quả là Abimelec đã xây dựng sự đồng thuận quanh ông và gây quỹ qua việc tế lễ cho Baal, một ngẫu tượng (Tl 8:33.) Khi đã có tiền bằng cách này, ông ta thuê những đứa vô lại cùng bọn du đãng (Tl 9:4) để thực hiện toan tính lớn lao của mình.
“Thế là ông đến nhà cha mình tại Ophrah, hạ sát các anh em, tức là bảy mươi người con của ông Jerubbaal, trên cùng một tảng đá; chỉ sót có Jotham, con út của ông Jerubbaal, vì anh ta lẩn trốn được. Bấy giờ tất cả thân hào Shechem cùng toàn dân Beth-millo /Bết Mi-lô/ họp lại, kéo đến tôn Abimelec làm vua, bên cạnh cây sồi trước bia đá ở Shechem.” (Tl 9:5-6)
Abimelec giành quyền lực qua việc hạ sát chính các anh em mình, nhưng một trong những anh em, người em út, Jotham, đã trốn thoát. Vương triều đầu tiên của lịch sử nhà Israel thấm đẫm máu; bảy mươi người con trai của Gideon bị thảm sát. Con số này có giá trị biểu trưng; thật vậy các thành viên của toàn thể gia đình phụ hệ Jacob, đại diện cho toàn thể dân tộc Israel là con số 70 (St 46-27; Xh 1:5; Đnl 10:22)
Abimelech, vị vua tiên khởi, cho thấy một khía cạnh đầy kịch tính của một vương triều, đã biến thành một thứ lạm quyền. Nhưng, trong lúc này, chỉ có dân thành Shechem và Beth-millo là tuyên thệ lòng trung thành của mình với tân vương. Vì thế, dường như không có sự hiệp nhất của dân Israel xung quanh định chế hoàng gia này. Mỉa mai mà nói, Abimelech tự phong vương sau khi giết chết chính các anh em mình, nhất tướng công thành vạn cốt khô. Điều này đã đi ngược lại với những gì Sách Đệ Nhị Luật khẳng định ‘một hình thể của vua chúa là phục vụ anh em mình: “anh em phải tôn một người trong anh em lên làm vua cai trị anh em…Nhưng vị vua không được tự mình nâng cao hơn với anh em mình.” * Hơn thế nữa, Abimelech được làm vua, nhưng không được đấng thiêng liêng thiết lập hay được tấn phong như các thủ lãnh trước đó (Tl 3:79; 3:12-15; 4:1-4: 6:11-16; 11:29; 13:1-25.) Thực vậy trong những trường hợp này bước khởi phát hoàn toàn do con người và tánh cao ngạo của mình.
Ảnh: dreamstime.com
Truyện ngụ ngôn của Jotham
Xuyên suốt câu truyện này là Jotham, người sống sót duy nhất sau vụ thảm sát, đã đóng vai trò của người phá rối. Khi lễ đăng quang đang diễn ra, duy chỉ ông là một tiếng nói độc nhất tuyên bố hoàng đế ‘trần truồng’ - ý hướng của truyện cổ Andersen ‘y phục của hoàng đế’. - Từ đỉnh núi Garizim ông dõng dạc kể lại một māšal, một câu truyện ngụ ngôn mà cây cối đóng vai chính, một chỉ trích đanh thép với tân vương triều và một cảnh báo tiên tri trực diện đối đầu với các thân hào Shechem ‘họ sẽ hứng chịu hậu quả, thảm kịch sẽ đến vì những hành vi của họ’. Cây Ô-liu, cây vả, cây nho, bụi gai và cây bá hương xứ Li băng là những nhân vật chính của câu chuyện ngụ ngôn ngắn gọn này
“Khi người ta báo tin ấy cho ông Jotham, ông liền lên đứng trên đỉnh núi Garizim, cất tiếng gọi và nói với những người kia rằng: "Hỡi các thân hào Shechem! Hãy nghe tôi đây, thì Thiên Chúa cũng sẽ nghe các người.
Cây cối đã lên đường đi xức dầu phong một vua cai trị chúng.
Chúng nói với cây ô-liu: "Hãy làm vua cai trị chúng tôi!
Nhưng cây ô-liu nói với chúng:
"Chẳng lẽ tôi lại từ bỏ dầu của tôi là thứ đã từng làm cho thần minh và người đời được tôn trọng, mà đi đu đưa trên cây cối hay sao?
Cây cối liền nói với cây vả: "Hãy đến làm vua cai trị chúng tôi!
Nhưng cây vả bảo chúng:
"Chẳng lẽ tôi lại từ bỏ vị ngọt và trái ngon của tôi mà đi đu đưa trên cây cối hay sao?
Bấy giờ cây cối nói với cây nho: "Hãy đến làm vua cai trị chúng tôi!
Nhưng cây nho bảo chúng:
"Chẳng lẽ tôi lại từ bỏ rượu của tôi là thứ đã từng làm cho thần minh và người đời phấn khởi, mà đi đu đưa trên cây cối hay sao?
Tất cả cây cối liền nói với bụi gai: "Hãy đến làm vua cai trị chúng tôi!
Bụi gai trả lời cây cối:
"Nếu quả thật các ngươi xức dầu phong ta làm vua cai trị các ngươi, thì hãy tới nương náu dưới bóng ta; bằng không, lửa sẽ bốc ra từ bụi gai và sẽ thiêu rụi các cây bá hương Li-băng!”
(Tl 9:7-15)
“Khi người ta báo tin ấy cho ông Jotham, ông liền lên đứng trên đỉnh núi Garizim, cất tiếng gọi và nói với những người kia rằng: "Hỡi các thân hào Shechem! Hãy nghe tôi đây, thì Thiên Chúa cũng sẽ nghe các người.
Cây cối đã lên đường đi xức dầu phong một vua cai trị chúng.
Chúng nói với cây ô-liu: "Hãy làm vua cai trị chúng tôi!
Nhưng cây ô-liu nói với chúng:
"Chẳng lẽ tôi lại từ bỏ dầu của tôi là thứ đã từng làm cho thần minh và người đời được tôn trọng, mà đi đu đưa trên cây cối hay sao?
Cây cối liền nói với cây vả: "Hãy đến làm vua cai trị chúng tôi!
Nhưng cây vả bảo chúng:
"Chẳng lẽ tôi lại từ bỏ vị ngọt và trái ngon của tôi mà đi đu đưa trên cây cối hay sao?
Bấy giờ cây cối nói với cây nho: "Hãy đến làm vua cai trị chúng tôi!
Nhưng cây nho bảo chúng:
"Chẳng lẽ tôi lại từ bỏ rượu của tôi là thứ đã từng làm cho thần minh và người đời phấn khởi, mà đi đu đưa trên cây cối hay sao?
Tất cả cây cối liền nói với bụi gai: "Hãy đến làm vua cai trị chúng tôi!
Bụi gai trả lời cây cối:
"Nếu quả thật các ngươi xức dầu phong ta làm vua cai trị các ngươi, thì hãy tới nương náu dưới bóng ta; bằng không, lửa sẽ bốc ra từ bụi gai và sẽ thiêu rụi các cây bá hương Li-băng!”
(Tl 9:7-15)
Ảnh: alamy.com
Quả và trái của cây ô-liu, cây vả và cây nho có giá trị cao trong thế giới cổ đại vùng Cận Đông và Địa Trung Hải. Vì thế, khi những cây cối này tự mình đứng ra cai trị có nghĩa là chúng sẽ bị mất đi chức năng sinh trái và trở lên cằn cỗi, ‘đu đưa’ vô dụng trên các cây khác. Do đó, sau cùng, chính là bụi gai khô, một loại thực vật không chỉ vô dụng và không sinh trái mà còn gây nguy hại, hút hết nguồn lực quan trọng của các cây khác. Một cách châm biếm cay nghiệt bụi gai này sẽ đồng ý làm vua của mọi thực vật để đưa ra bóng râm che chở cho cây cối bằng chính những gai nhọn của mình. Bất cứ ai phản loạn lại bụi gai sẽ phải bị cháy đen vì bụi gai rất dễ bắt lửa, bất chấp đó là cây dạ lý hương xứ Li-băng đi nữa.
Câu truyện ngụ ngôn của Jotham không những nói về cái thứ vương triều nguy hại và đáng khinh mà còn nói đến tính cách nguy hiểm và tàn độc chết người của Abimelech, mà ngoài việc thảm sát chính anh em mình, ông sẽ tiếp tục chiến chinh rồi thiêu sống anh em của chính ông khi họ trở thành kẻ thù mới (Tl 9:46-49)
Sau đó Jotham, giải thích ngụ ngôn này, đã kết án những lãnh chúa Shechem vì bất trung với Gideon/Jerubbaal, dù họ lãnh nhận những phẩm vật, và bất tín với gia đình ông. Đối với Jotham, Abimelech không phải là người anh ruột, nhưng bị giáng cấp xuống chỉ còn là thứ người con của một nô lệ trong nhà Gideon, một người anh em của dân thành Shechem, và là một kẻ bội phản huyết tộc. Hệ quả là khi ủng hộ Abimelech và phản bội lại thành quả của Gideon chính là nguyên nhân Shechem bị suy tàn đổ nát. Thêm vào đó, độc giả đã biết rõ ràng Gideon không những từ chối vương quyền nhưng tuyên bố chống đối ngay cả những đứa con của mình có tham vọng cai trị
Ông Gideon trả lời: "Chính tôi sẽ không cai trị, mà con tôi cũng không cai trị anh em, nhưng ĐỨC CHÚA sẽ cai trị anh em." (Tl 8:23)
Lời cảnh báo của Jotham quả thật có sức mạnh cử đỉnh bạt thiên. Ông tiên tri về Abimelech và đồng đảng: “Bằng không, thì xin cho một ngọn lửa phát ra từ Abimelech để thiêu huỷ các thân hào Shechem cùng với dân Beth-millo, và xin cho một ngọn lửa phát ra từ các thân hào Shechem và dân Beth-millo để thiêu hủy Abimelech nữa! " (Tl 9:20)
Ngay sau đó Abimelech và dân thành Shechem đã có một tương lai ‘bất cộng đái thiên,’ mà hệ quả đã đưa họ vào thế trận chết người. Các lãnh chúa thành Shechem công nhận tân vương là người anh em mình (Tl 9:3 và 9:18,) nhưng chẳng bao lâu họ lại quay sang kình chống nhau, dẫm đạp tàn bạo lên những giao ước đã từng ký kết. Thật vậy, trong mạch văn, truyện ngụ ngôn của Jotham đã ‘trông thấy’ cuộc nổi loạn của những người cậu chống lại Abimelech và sự phá hủy tàn khốc của Shechem đến nỗi thành bị ‘triệt hạ và rắc muối’ (Tl 9:45.) Bụi gai nhọn Abimelech bắt đầu đốt cháy các cây cối khác. Abimelech tiên khởi đã đốt cháy chính anh em mình, những người con của vị cha chung, và ông cũng sẽ tiếp tục nổi lửa đốt các cậu và thân bằng quyến thuộc bên mẹ. Trong kỷ nguyên của các thủ lãnh, định chế vương triều mới được xuất hiện đã bị bủa vây bởi những hào quang tăm tối tồi tệ vì những thiệt hại tàn khốc nó mang lại cho người dân, bắt đầu là quan hệ trong gia đình đã bị đoạn tuyệt. Shechem chính là nơi giao ước được Đức Chúa và nhà Israel ký kết sau khi chinh phục Canaan (Josh 24); nhà Israel đã chọn phục vụ Đức Chúa người đã ban cho họ đất đai, họ đã tạm thời từ bỏ ngẫu tượng. Giờ đây, dân thành Shechem, chọn tân vương, cũng đã đào thải Đức Chúa, và Đức Chúa không còn trị vì họ nữa (1 Sam 8:7.) Sau khi đọc lời tuyên bố, Jotham đã chạy trốn xa khỏi người anh của mình (Tl 9:21)
Câu truyện ngụ ngôn của Jotham không những nói về cái thứ vương triều nguy hại và đáng khinh mà còn nói đến tính cách nguy hiểm và tàn độc chết người của Abimelech, mà ngoài việc thảm sát chính anh em mình, ông sẽ tiếp tục chiến chinh rồi thiêu sống anh em của chính ông khi họ trở thành kẻ thù mới (Tl 9:46-49)
Sau đó Jotham, giải thích ngụ ngôn này, đã kết án những lãnh chúa Shechem vì bất trung với Gideon/Jerubbaal, dù họ lãnh nhận những phẩm vật, và bất tín với gia đình ông. Đối với Jotham, Abimelech không phải là người anh ruột, nhưng bị giáng cấp xuống chỉ còn là thứ người con của một nô lệ trong nhà Gideon, một người anh em của dân thành Shechem, và là một kẻ bội phản huyết tộc. Hệ quả là khi ủng hộ Abimelech và phản bội lại thành quả của Gideon chính là nguyên nhân Shechem bị suy tàn đổ nát. Thêm vào đó, độc giả đã biết rõ ràng Gideon không những từ chối vương quyền nhưng tuyên bố chống đối ngay cả những đứa con của mình có tham vọng cai trị
Ông Gideon trả lời: "Chính tôi sẽ không cai trị, mà con tôi cũng không cai trị anh em, nhưng ĐỨC CHÚA sẽ cai trị anh em." (Tl 8:23)
Lời cảnh báo của Jotham quả thật có sức mạnh cử đỉnh bạt thiên. Ông tiên tri về Abimelech và đồng đảng: “Bằng không, thì xin cho một ngọn lửa phát ra từ Abimelech để thiêu huỷ các thân hào Shechem cùng với dân Beth-millo, và xin cho một ngọn lửa phát ra từ các thân hào Shechem và dân Beth-millo để thiêu hủy Abimelech nữa! " (Tl 9:20)
Ngay sau đó Abimelech và dân thành Shechem đã có một tương lai ‘bất cộng đái thiên,’ mà hệ quả đã đưa họ vào thế trận chết người. Các lãnh chúa thành Shechem công nhận tân vương là người anh em mình (Tl 9:3 và 9:18,) nhưng chẳng bao lâu họ lại quay sang kình chống nhau, dẫm đạp tàn bạo lên những giao ước đã từng ký kết. Thật vậy, trong mạch văn, truyện ngụ ngôn của Jotham đã ‘trông thấy’ cuộc nổi loạn của những người cậu chống lại Abimelech và sự phá hủy tàn khốc của Shechem đến nỗi thành bị ‘triệt hạ và rắc muối’ (Tl 9:45.) Bụi gai nhọn Abimelech bắt đầu đốt cháy các cây cối khác. Abimelech tiên khởi đã đốt cháy chính anh em mình, những người con của vị cha chung, và ông cũng sẽ tiếp tục nổi lửa đốt các cậu và thân bằng quyến thuộc bên mẹ. Trong kỷ nguyên của các thủ lãnh, định chế vương triều mới được xuất hiện đã bị bủa vây bởi những hào quang tăm tối tồi tệ vì những thiệt hại tàn khốc nó mang lại cho người dân, bắt đầu là quan hệ trong gia đình đã bị đoạn tuyệt. Shechem chính là nơi giao ước được Đức Chúa và nhà Israel ký kết sau khi chinh phục Canaan (Josh 24); nhà Israel đã chọn phục vụ Đức Chúa người đã ban cho họ đất đai, họ đã tạm thời từ bỏ ngẫu tượng. Giờ đây, dân thành Shechem, chọn tân vương, cũng đã đào thải Đức Chúa, và Đức Chúa không còn trị vì họ nữa (1 Sam 8:7.) Sau khi đọc lời tuyên bố, Jotham đã chạy trốn xa khỏi người anh của mình (Tl 9:21)
Ảnh: bibleencyclopedia.com
Hạt giống bất đồng
Triều đại cai trị của Abimelech quả thật sớm nở tối tàn. Thực tế anh ta cũng giống như bụi gai bị lửa thiêu rụi nhanh chóng. “Abimelech cầm quyền cai trị Israel ba năm. Rồi Thiên Chúa gây một thần khí bất hoà giữa Abimelech và các thân hào Shechem, khiến các thân hào Shechem phản lại Abimelech.
Như vậy là để báo phục tội giết bảy mươi người con ông Jerubbaal, và để làm cho máu họ đổ xuống trên Abimelech, người anh em đã giết họ, và đổ xuống trên các thân hào Shechem, những người đã tiếp tay với y, để y giết anh em mình.” (Tl 9:22-24)
Thiệt hại kép được đưa ra trong câu chuyện kể trong kinh thánh: thiên tính và nhân loại. Vì thế những sự kiện xảy ra là hệ quả tất yếu của cả hành động của Thiên Chúa, như là Đức Chúa của lịch sử, và bước khởi phát ý chí tự do của nhân loại. Thực ra, chính những hành động đẫm máu được Abimelech và các thân hào Shechem thực hiện đã dẫn họ tới thảm họa, nhưng cùng một lúc, Kinh Thánh nói cho chúng ta rằng Thiên Chúa hiện diện và can thiệp bằng cách sai một ác thần (rûăḥ rā’â) - một dấu chỉ Đức Chúa hướng dẫn lịch sử - đã gieo bất hòa giữa đồng đảng, dẫn tới Abimelech diệt vong. Thiệt hại kép bao gồm một lời kể tế nhị cân bằng giữa đường hướng của Thiên Chúa hay sự liên quan trung gian và tự do của nhân loại. Lần này không có thần khí tốt lành hiện diện như trong những thủ lãnh được Thiên Chúa chỉ định (Tl 3:10; 6:34; 11:29) nhưng lại có một ác thần được sai đến để gieo rắc bất hòa giữa đồng đảng.
Sự bội phản và giết thân bằng quyến thuộc sẽ ám ảnh Abimelech và dẫn đưa cả Abimelech lẫn người dân Shechem đến đại bại. Máu đổ là nguồn cơn đối đầu giữa Abimelech và thân hào Shechem, và sau này đó cũng chính là lý do dẫn đến sự sụp đổ của vị vua đầu tiên (Tl 9:56,) đó cũng chính là một loại quả báo nhãn tiền ‘poetic justice’ vì sát hại chính anh em mình.
Phần tóm gọn dưới đây đưa ra một loạt những phản bội, phản bội kép, và âm mưu, tất cả dẫn đến thảm kịch.
Các thân hào Shechem là những người đầu tiên bội phản Abimelech, phục kích ông (Ezek 9:25) và sau đó nguyền rủa ông (Ezek 9:27.) Kế đó Zebul, tổng trấn của thành, giận dữ với Gaal vì Gaal đã mắc tội nên Zebul đã phản bội lại Gaal và anh em ông, bằng cách giao họ cho Abimelech. Abimelech đã đánh bại họ trong trận chiến với người Shechem (Tl 9:30-41.) Sau cùng chỉ ít lâu sau Abimelech đã phá hủy và tàn sát thành Shechem. Kết cục thật bi thảm, thân hào nhân sĩ Shechem đã trốn trong hang mộ đền El-Berit, mà chính ngôi đền này được xây từ những đồng tiền biển thủ của họ lấy từ hoài bão phong vương của Abimelech (Tl 9:4,) và mỉa mai thay họ đã bị chính người con của tỳ thiếp Gideon thiêu sống:
“Mọi người đều chặt, mỗi người một cành cây. Họ đi theo Abimelech, đặt cành cây trên hầm, rồi nổi lửa đốt hầm, làm cho mọi người ở Migdal-Shechem chết hết, khoảng chừng một ngàn người, cả đàn ông lẫn đàn bà.”(Tl 9:49)
Như vậy là để báo phục tội giết bảy mươi người con ông Jerubbaal, và để làm cho máu họ đổ xuống trên Abimelech, người anh em đã giết họ, và đổ xuống trên các thân hào Shechem, những người đã tiếp tay với y, để y giết anh em mình.” (Tl 9:22-24)
Thiệt hại kép được đưa ra trong câu chuyện kể trong kinh thánh: thiên tính và nhân loại. Vì thế những sự kiện xảy ra là hệ quả tất yếu của cả hành động của Thiên Chúa, như là Đức Chúa của lịch sử, và bước khởi phát ý chí tự do của nhân loại. Thực ra, chính những hành động đẫm máu được Abimelech và các thân hào Shechem thực hiện đã dẫn họ tới thảm họa, nhưng cùng một lúc, Kinh Thánh nói cho chúng ta rằng Thiên Chúa hiện diện và can thiệp bằng cách sai một ác thần (rûăḥ rā’â) - một dấu chỉ Đức Chúa hướng dẫn lịch sử - đã gieo bất hòa giữa đồng đảng, dẫn tới Abimelech diệt vong. Thiệt hại kép bao gồm một lời kể tế nhị cân bằng giữa đường hướng của Thiên Chúa hay sự liên quan trung gian và tự do của nhân loại. Lần này không có thần khí tốt lành hiện diện như trong những thủ lãnh được Thiên Chúa chỉ định (Tl 3:10; 6:34; 11:29) nhưng lại có một ác thần được sai đến để gieo rắc bất hòa giữa đồng đảng.
Sự bội phản và giết thân bằng quyến thuộc sẽ ám ảnh Abimelech và dẫn đưa cả Abimelech lẫn người dân Shechem đến đại bại. Máu đổ là nguồn cơn đối đầu giữa Abimelech và thân hào Shechem, và sau này đó cũng chính là lý do dẫn đến sự sụp đổ của vị vua đầu tiên (Tl 9:56,) đó cũng chính là một loại quả báo nhãn tiền ‘poetic justice’ vì sát hại chính anh em mình.
Phần tóm gọn dưới đây đưa ra một loạt những phản bội, phản bội kép, và âm mưu, tất cả dẫn đến thảm kịch.
Các thân hào Shechem là những người đầu tiên bội phản Abimelech, phục kích ông (Ezek 9:25) và sau đó nguyền rủa ông (Ezek 9:27.) Kế đó Zebul, tổng trấn của thành, giận dữ với Gaal vì Gaal đã mắc tội nên Zebul đã phản bội lại Gaal và anh em ông, bằng cách giao họ cho Abimelech. Abimelech đã đánh bại họ trong trận chiến với người Shechem (Tl 9:30-41.) Sau cùng chỉ ít lâu sau Abimelech đã phá hủy và tàn sát thành Shechem. Kết cục thật bi thảm, thân hào nhân sĩ Shechem đã trốn trong hang mộ đền El-Berit, mà chính ngôi đền này được xây từ những đồng tiền biển thủ của họ lấy từ hoài bão phong vương của Abimelech (Tl 9:4,) và mỉa mai thay họ đã bị chính người con của tỳ thiếp Gideon thiêu sống:
“Mọi người đều chặt, mỗi người một cành cây. Họ đi theo Abimelech, đặt cành cây trên hầm, rồi nổi lửa đốt hầm, làm cho mọi người ở Migdal-Shechem chết hết, khoảng chừng một ngàn người, cả đàn ông lẫn đàn bà.”(Tl 9:49)
Ảnh: pinterest.com
Cái kết của vị Vua tiên khởi
Trận chiến của Abimelech không kết thúc bằng việc san bằng Shechem, nhưng mạch văn tiếp tục với việc vây hãm Thebez /tê-vết/
“Sau đó Abimelech đi đến Thebez, đóng trại đối diện với Thebez và chiếm thành ấy.
Có một ngọn tháp kiên cố ở giữa thành và tất cả đàn ông, đàn bà cùng toàn thể các thân hào trong thành đều trốn vào tháp ấy; họ ẩn náu bên trong và leo lên lầu của ngọn tháp.
Abimelech đi tới và tấn công tháp; ông đến sát lối vào tháp để châm lửa đốt.
Bấy giờ một người đàn bà liệng một phiến đá cối xuống đầu Abimelech làm ông bể sọ.
Ông liền gọi chàng thanh niên cận vệ của mình và bảo: "Hãy tuốt gươm giết ta đi, kẻo người ta lại nói về ta rằng: Một người đàn bà đã giết hắn." Người cận vệ đâm ông, và ông đã chết.” (Tl 9:52-54)
Trong trường hợp này, Abimelech cũng giống như bụi gai, dự tính dùng lửa để thiêu rụi kẻ thù đang cố thủ trong tòa tháp, nhưng từ trên cao, một phụ nữ đã ném phiến đá là phần trên của chiếc cối xay trúng vào đầu vua làm vua bị trọng thương. Nói về cối xay làm bằng đá thời đó, sách Đệ Nhị Luật quy định rõ ràng ‘Không được giữ cối xay bột làm đồ cầm, dù chỉ một nửa trên, vì như thế là giữ chính mạng người làm đồ cầm.” Nhưng giờ đây nửa trên của cối xay trở thành khí cụ giết chết Abimelech, con của Gideon và mạng sống của những người ẩn náu trong tháp. Hơn thế nữa các con của Gideon đã bị hạ sát trên một tảng đá, giờ đây vì một tảng đá mà Abimelech cũng đã bị tử thương.
Vào lúc này, vua yêu cầu cận vệ hạ sát mình vì ông không muốn mang tiếng chết trong ô nhục dưới tay một phụ nữ. Bất hạnh thay điều ước sau cùng của Abimelech vẫn không được ‘nhắm mắt’ vì theo mạch kinh thánh ông được Vua David nhớ lại và nhắc đến chính yếu là việc bị ‘một người đàn bà hạ sát.’
Và kết cục của vị vua tiên khởi, kinh thánh tuyên bố, “Thế là Thiên Chúa đã báo oán Abimelech vì sự dữ ông đã gây cho thân phụ mình là giết bảy mươi người anh em.
Và Thiên Chúa đã báo oán những người Sechem vì tất cả sự dữ họ đã gây ra. Như thế là đã ứng nghiệm nơi họ lời chúc dữ của Jotham, con ông Jerubbaal. (Tl 9:56-57)
Những lời nói tiên tri của Jotham đã được ứng nghiệm, Thiên Chúa không thể không trừng phạt Abimelech vì sự dữ mà ông chống lại di sản của cha mình và hạ sát 70 anh em. Chính sự dữ do vua và thân hào gây ra đã khiến chính họ trở thành thù địch trong một trận chiến huynh đệ tương tàn, vì thân hào Shechem đã xem Abimelech là một người anh em của họ (Tl 9:3.18.) Chẳng lấy gì ngạc nhiên khi cụm từ ‘huynh đệ’ trở thành cụm từ chủ yếu trong mạch văn, lập lại 12 lần. Vì thế đây chính là một câu truyện huynh đệ đã bị biến thái và kịch tính mà nói, huynh đệ đã biến thành đệ huynh tàn sát, anh em chống đối và tàn sát nhau.
“Sau đó Abimelech đi đến Thebez, đóng trại đối diện với Thebez và chiếm thành ấy.
Có một ngọn tháp kiên cố ở giữa thành và tất cả đàn ông, đàn bà cùng toàn thể các thân hào trong thành đều trốn vào tháp ấy; họ ẩn náu bên trong và leo lên lầu của ngọn tháp.
Abimelech đi tới và tấn công tháp; ông đến sát lối vào tháp để châm lửa đốt.
Bấy giờ một người đàn bà liệng một phiến đá cối xuống đầu Abimelech làm ông bể sọ.
Ông liền gọi chàng thanh niên cận vệ của mình và bảo: "Hãy tuốt gươm giết ta đi, kẻo người ta lại nói về ta rằng: Một người đàn bà đã giết hắn." Người cận vệ đâm ông, và ông đã chết.” (Tl 9:52-54)
Trong trường hợp này, Abimelech cũng giống như bụi gai, dự tính dùng lửa để thiêu rụi kẻ thù đang cố thủ trong tòa tháp, nhưng từ trên cao, một phụ nữ đã ném phiến đá là phần trên của chiếc cối xay trúng vào đầu vua làm vua bị trọng thương. Nói về cối xay làm bằng đá thời đó, sách Đệ Nhị Luật quy định rõ ràng ‘Không được giữ cối xay bột làm đồ cầm, dù chỉ một nửa trên, vì như thế là giữ chính mạng người làm đồ cầm.” Nhưng giờ đây nửa trên của cối xay trở thành khí cụ giết chết Abimelech, con của Gideon và mạng sống của những người ẩn náu trong tháp. Hơn thế nữa các con của Gideon đã bị hạ sát trên một tảng đá, giờ đây vì một tảng đá mà Abimelech cũng đã bị tử thương.
Vào lúc này, vua yêu cầu cận vệ hạ sát mình vì ông không muốn mang tiếng chết trong ô nhục dưới tay một phụ nữ. Bất hạnh thay điều ước sau cùng của Abimelech vẫn không được ‘nhắm mắt’ vì theo mạch kinh thánh ông được Vua David nhớ lại và nhắc đến chính yếu là việc bị ‘một người đàn bà hạ sát.’
Và kết cục của vị vua tiên khởi, kinh thánh tuyên bố, “Thế là Thiên Chúa đã báo oán Abimelech vì sự dữ ông đã gây cho thân phụ mình là giết bảy mươi người anh em.
Và Thiên Chúa đã báo oán những người Sechem vì tất cả sự dữ họ đã gây ra. Như thế là đã ứng nghiệm nơi họ lời chúc dữ của Jotham, con ông Jerubbaal. (Tl 9:56-57)
Những lời nói tiên tri của Jotham đã được ứng nghiệm, Thiên Chúa không thể không trừng phạt Abimelech vì sự dữ mà ông chống lại di sản của cha mình và hạ sát 70 anh em. Chính sự dữ do vua và thân hào gây ra đã khiến chính họ trở thành thù địch trong một trận chiến huynh đệ tương tàn, vì thân hào Shechem đã xem Abimelech là một người anh em của họ (Tl 9:3.18.) Chẳng lấy gì ngạc nhiên khi cụm từ ‘huynh đệ’ trở thành cụm từ chủ yếu trong mạch văn, lập lại 12 lần. Vì thế đây chính là một câu truyện huynh đệ đã bị biến thái và kịch tính mà nói, huynh đệ đã biến thành đệ huynh tàn sát, anh em chống đối và tàn sát nhau.
Ảnh: abundant-family-living.com
Kết luận
Trong câu chuyện Abimelech, cái ác mang tính tự hủy hoại. Mạch văn Kinh Thánh cẩn thận chỉ ra Thiên Chúa là nguyên nhân đi kèm toàn bộ quá trình của vị vua tiên khởi của Israel dẫn đến kết cục đại bại không tránh khỏi. Cùng một lúc, Đức Chúa đã không cho phép việc phong vương mà không qua thần khí của Ngài, không giống như những gì Ngài đã thực hiện trước đây trong sách Thủ Lãnh. Tuy nhiên mạch văn cũng cho ta thấy sự đồng đều về sự dữ tự hủy hoại và sự dữ cũng chịu trách nhiệm cho việc lụi tàn. Cũng như ngọn lửa phát xuất từ bụi gai bùng cháy lan qua những cây khác, sự dự cũng tự hủy như vậy. Kích tính mà nói, Abimelech đã tự hủy mình và thiêu hủy những ai ở gần ông. Tiếm đoạt quyền lực để làm vua, ông đã hạ sát huynh đệ máu mủ của mình, và thế rồi, để củng cố ngai vương, ông đã loại bỏ những ai đã từng xem ông là anh em, đó là những người cậu, em của mẹ, và đồng đảng. Abimelech không được Thiên Chúa xức dầu làm thủ lãnh để phục vụ dân Israel, nhưng ông nhờ đồng đảng tôn vương ông. Cuộc chinh phục quyền lực do vậy đã trở thành sự dữ ở một mức độ cao nhất, vì nó đã hạ sát mọi khả thể tuyên bố huynh đệ.
Kinh Thánh không e dè khi đưa ra hình tượng của sự dữ và hậu quả khôn lường của nó để cảnh báo độc giả, để nhìn vào những thảm cảnh bi thương đó, chúng ta có thể quay lưng, không theo bước chân nham hiểm của Abimelech để dẫn tới diệt vong. Quyền lực và ngai báu không đáng giá để hy sinh mối huyết nhục huynh đệ.
Kinh Thánh không e dè khi đưa ra hình tượng của sự dữ và hậu quả khôn lường của nó để cảnh báo độc giả, để nhìn vào những thảm cảnh bi thương đó, chúng ta có thể quay lưng, không theo bước chân nham hiểm của Abimelech để dẫn tới diệt vong. Quyền lực và ngai báu không đáng giá để hy sinh mối huyết nhục huynh đệ.
Vincenzo Anselmo, tu sĩ dòng Tên
Ghi chú người dịch:
- Tên riêng được để theo bản gốc của tiếng Anh
- Tên trong gạch chéo là tên được dịch của bản kinh thánh nhóm các giờ kinh phụng vụ
- Tác giả Vincenzo Anselmo là một tu sĩ dòng Tên, các bạn có thể đọc thêm một số bài khác của ngài
- Jerubbaal là một tên khác của Gideon
Cùng chủ đề