Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,097

Cách đây 23 năm, vào ngày 31/1/2001, trong hội nghị về toàn cầu hóa với chủ đề “Hệ quả của nền kinh tế Internet là gì?” do Ý tổ chức, ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận và tỷ phú Bill Gates cùng với rất đông chính khách Ý đã được mời tham dự.​

Theo đó, tỷ phú Bill Gates và ÐHY Nguyễn Văn Thuận đã ngồi đối diện nhau tại Tòa Nhà Quốc Hội Ý. Thoạt đầu, đa số 2,000 tham dự viên dường như đã chú tâm đến vị tỷ phú khi đó mới 45 tuổi, một "chuyên gia phần mềm", hơn là ÐHY người Việt Nam có vẻ kín đáo, đã 72 tuổi với 13 năm trong lao tù.

Chia sẻ về đề tài, Bill Gates và ÐHY Thuận đồng ý với nhau là điều kiện sống của nhân loại có thể được cải thiện. Tuy nhiên, họ không đồng ý với nhau "cải thiện" nghĩa là gì?​

phailamgi_Cuộc tranh luận giữa Cố ĐHY Thuận và tỷ phú Bill Gate_cv1.jpg
ĐHY Thuận và Tỷ phú Bill Gate

Theo Bill Gates, chìa khóa của tương lai là khoa học điện toán, một kiểu mẫu có khả năng hoán chuyển giữa việc làm, giải trí và toàn bộ đời sống các công dân.

Vị tỷ phú nói: "Khoa học điện toán là khí cụ tốt nhất trong lịch sử giúp khai phóng khả năng sáng tạo của con người". Ông nhấn mạnh là càng có nhiều máy tính mạnh với giá thấp, càng mang các nước và các cá nhân gần nhau hơn."

Ðiện toán và kỹ thuật cũng sẽ giúp vượt qua những rào cản của bất công xã hội. "Nửa triệu người Ấn kiếm 40,000 đô la một năm nhờ làm chương trình cho các thương nghiệp Mỹ. Ðó là một sự thành công đáng khen của các trường học xuất sắc ở Ấn".

phailamgi_Cuộc tranh luận giữa Cố ĐHY Thuận và tỷ phú Bill Gate.jpg
Ảnh: wealthynotes.com

Trong phần phát biểu của mình, ÐHY Thuận cho rằng ngược lại, KIỂU MẪU CỦA CON NGƯỜI LÀ CHÍNH CON NGƯỜI, BẢN THÂN VÀ PHẨM GIÁ CỦA HỌ.

ÐHY nêu ra kinh nghiệm sống tại Việt Nam trong những thời kỳ mà ngài chả có đồng lương nào. Ngài đã là một thợ mộc để làm ra cây thánh giá mà ngài giấu trong cục xà bông, sau đó là một người lao động nơi rừng sâu nước độc, là một người thợ thủ công và là một thầy giáo dạy ngoại ngữ cho các cai tù.

Theo ĐHY, vấn đề không phải là băn khoăn về việc làm trong tương lai sẽ như thế nào, nhưng là "Những người nam và những người nữ mà việc thiết kế công việc trong tương lai của chúng ta phải phụ thuộc vào sẽ như thế nào?"

ÐHY Thuận nhấn mạnh rằng CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT "HOMO FABER" (con người chế tạo viên), sản xuất càng ngày càng nhiều và tiêu thụ càng ngày càng nhiều, công ăn việc làm và nguyên liệu sản xuất không phải là vô tận và chúng ta không thể cứ tiếp tục như thế này mà không quan tâm đến những người đã tạo ra những sản phẩm mà chúng ta mua với giá rẻ mạt.

ÐHY kết luận rằng, cần thiết phải thay đổi nền văn hóa này hoàn toàn để một lần nữa ĐƯA CON NGƯỜI LÊN VỊ TRÍ CHỦ THỂ CỦA KINH TẾ VÀ CÔNG VIỆC.

phailamgi_ĐHY THuận.jpg
Ảnh: GX Giang Xá
Cuộc tranh luận giữa Nhà Tỷ Phú Bill Gates và ÐHY Thuận gây ra nhiều suy tư trên thế giới.

Lập trường Bill Gates có thể tóm tắt như sau: Khoa học điện toán với những thành công vang dội sẽ điều kiện hóa hay xa hơn định hình hóa đời sống con người trong tương lai. Quan điểm này là tiêu biểu cho quan điểm của nhiều chuyên gia, kỹ thuật gia trong các ngành khoa học hiện nay.

Trong khi đó, ÐHY cho rằng, CON NGƯỜI PHẢI LÀ CHỦ THỂ CỦA TOÀN BỘ ĐỜI SỐNG VÀ PHẨM GIÁ CỦA MÌNH. Kỹ thuật chỉ là phương tiện để giúp con người đạt tới hạnh phúc và những hoài bão của mình. Ðồng thời, kỹ thuật không thể được sử dụng như một phương tiện để làm giàu bất chính bằng cách vắt kiệt tài nguyên thiên nhiên và nhân lực của các nước đang phát triển. Ðây là quan điểm tiêu biểu của các tôn giáo, đặc biệt là của Tòa Thánh về vấn đề toàn cầu hóa.

Từ cuộc tranh luận trên, một điểm nữa chúng ta thấy được rằng, thế giới này càng ngày càng xa dần Thiên Chúa trong xu hướng tục hóa vì sự im lặng của chúng ta. Thực ra, nhiều người vẫn lắng nghe chúng ta khi chúng ta nói rõ ràng, thẳng thắn và mạch lạc niềm tin của mình. Vấn đề là chúng ta không dám nói, không nghĩ đến chuyện nói và chưa bao giờ chuẩn bị cho việc nói công khai niềm tin của mình nơi công cộng.​

Phải làm gì?​

Docat 143: Chiều kích “khách thể” và “chủ thể” của lao động khác nhau như thế nào?

Các nhà kinh tế nói đến năng suất lao động của một doanh nghiệp hay thậm chí của một cá nhân. Giáo huấn xã hội của Giáo Hội phân biệt chiều kích “khách thể” của lao động với chiều kích “chủ thể” của lao động. Chiều kích “chủ thể” là phẩm giá vốn có, trong tất cả mọi công việc, đơn giản vì công việc được thực hiện bởi một con người. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trình bày quan điểm này về con người là chủ thể của lao động, với phẩm giá bất khả nhượng của mình, như là “trọng tâm cơ bản và vĩnh viễn của giáo huấn Kitô giáo về lao động của con người” (LE 6). Do đó, chúng ta không bao giờ được phép đối xử ngạo mạn với những ai làm các công việc bị xem là “tầm thường”, do công việc đó không cần huấn luyện đặc biệt hay khả năng riêng biệt nào.​
 
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
55
Đoạn này mình ko hiểu rõ lắm, bạn có thể giải thích lại được không:
"Những người nam và những người nữ mà việc thiết kế công việc trong tương lai của chúng ta phải phụ thuộc vào sẽ như thế nào?"
 
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,097
Đoạn này mình ko hiểu rõ lắm, bạn có thể giải thích lại được không:
"Những người nam và những người nữ mà việc thiết kế công việc trong tương lai của chúng ta phải phụ thuộc vào sẽ như thế nào?"
đây có thể là một lo ngại về phẩm giá con người không được tôn trọng trong lao động. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều doanh nghiệp chỉ coi người lao động như một "mắt xích" trong guồng quay công việc. Việc quá đề cao chiều kích khách thế là những phương tiện lao động sẽ dẫn tới phẩm giá con người bị chà đạp.
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên