- Chủ đề Author
- #1
Có không ít doanh nghiệp vì lợi nhuận đã bất chấp, vì đồng tiền mà đánh cược niềm tin từ phía khách hàng. Sự đổ bể của những doanh nghiệp từng có thương hiệu đình đám trên thị trường trong nước và quốc tế một lần nữa khẳng định sự cần thiết của văn hóa doanh nghiệp và đạo đức trong kinh doanh.
Ảnh: hostudents.com
Trước tiên, cần khẳng định, mỗi nền kinh tế đều vận hành theo các nguyên lý riêng của nó. Chẳng hạn: nền kinh tế thị trường, trong đó, nhà cung cấp và người tiêu dùng gặp gỡ, đàm phán với nhau về giá cả, chất lượng, số lượng các sản phẩm…
Tuy nhiên, dù cho các "nền kinh tế có vận hành theo những nguyên lý riêng thì điều đó không có nghĩa là, những luật lệ của thị trường lại không phải tùy thuộc vào những điều răn và lề luật của Thiên Chúa." (Docat # 160)
Nói cách khác, dù cho đạo đức học và kinh tế học sử dụng những nguyên tắc riêng của mỗi bên trong lãnh vực của mình, nhưng không phải vì thế mà chúng tách biệt nhau. Trái lại, quan hệ giữa đạo đức và kinh doanh là quan hệ tất yếu. Đạo đức là thành phần thiết yếu cho một hoạt động kinh tế tốt đẹp. Ngược lại, kinh doanh trái đạo lý về lâu dài cũng sẽ bất ổn về phương diện kinh tế." (Ibid.)
Tuy nhiên, dù cho các "nền kinh tế có vận hành theo những nguyên lý riêng thì điều đó không có nghĩa là, những luật lệ của thị trường lại không phải tùy thuộc vào những điều răn và lề luật của Thiên Chúa." (Docat # 160)
Nói cách khác, dù cho đạo đức học và kinh tế học sử dụng những nguyên tắc riêng của mỗi bên trong lãnh vực của mình, nhưng không phải vì thế mà chúng tách biệt nhau. Trái lại, quan hệ giữa đạo đức và kinh doanh là quan hệ tất yếu. Đạo đức là thành phần thiết yếu cho một hoạt động kinh tế tốt đẹp. Ngược lại, kinh doanh trái đạo lý về lâu dài cũng sẽ bất ổn về phương diện kinh tế." (Ibid.)
Theo Giáo huấn xã hội, "hoạt động kinh tế được coi là tốt về luân lý khi mục tiêu gia tăng lợi nhuận và sự phát triển con người toàn diện kết hợp chặt chẽ với nhau. Một nền kinh tế đạo đức thì không thể chấp nhận đạt tăng trường kinh tế bằng cách hy sinh con người, hy sinh một nhóm xã hội hay đẩy người khác vào tình trạng nghèo đói." (Docat # 161)
Ảnh: caodangktcnbg.edu.vn
Nói cách khác, người kinh doanh đạo đức là người theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế bằng phương cách phù hợp với sự phát triển chung của tất cả mọi người trong tình liên đới với nhau, một sự phát triển tổng thể, toàn diện, bao gồm các phương diện "đức tin và gia đình, giáo dục, y tế và nhiều giá trị đạo đức khác" (Ibid.), chẳng hạn: "các doanh nghiệp phải kiên trì tạo ra các điều hữu ích cho xã hội" bằng các "hành động công minh, nhân ái, nhắm xây dựng công ích và bảo vệ môi trường". (Docat #187)
Theo đó, một doanh nghiệp hành động công minh là nhanh chóng "trao cho người khác phần họ đáng được hưởng." Cụ thể là "thực hiện hợp đồng cách trung thực, tôn trọng thỏa thuận, giao hàng đúng chất lượng và đúng lịch, thanh toán tiền đúng hạn", khi ký hợp đồng, "không dùng thủ đoạn, gây sức ép, buộc người khác phải chịu các điều khoản thiếu công minh…" (x. Docat # 188).
Ảnh: caodangktcnbg.edu.vn
Nói cách khác, người kinh doanh đạo đức là người theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế bằng phương cách phù hợp với sự phát triển chung của tất cả mọi người trong tình liên đới với nhau, một sự phát triển tổng thể, toàn diện, bao gồm các phương diện "đức tin và gia đình, giáo dục, y tế và nhiều giá trị đạo đức khác" (Ibid.), chẳng hạn: "các doanh nghiệp phải kiên trì tạo ra các điều hữu ích cho xã hội" bằng các "hành động công minh, nhân ái, nhắm xây dựng công ích và bảo vệ môi trường". (Docat #187)
Theo đó, một doanh nghiệp hành động công minh là nhanh chóng "trao cho người khác phần họ đáng được hưởng." Cụ thể là "thực hiện hợp đồng cách trung thực, tôn trọng thỏa thuận, giao hàng đúng chất lượng và đúng lịch, thanh toán tiền đúng hạn", khi ký hợp đồng, "không dùng thủ đoạn, gây sức ép, buộc người khác phải chịu các điều khoản thiếu công minh…" (x. Docat # 188).
Kinh doanh và đạo đức có mối liên hệ tất yếu và nội tại. Nói cách khác, đạo đức là thành phần thiết yếu cho một hoạt động kinh tế tốt đẹp. Vì thế, kinh doanh trái đạo lý về lâu dài sẽ gây bất ổn về phương diện kinh tế và hủy hoại nhân cách của con người.
Phải làm gì?
Docat 188: Trong kinh doanh, làm sao người ta có thể hành động công minh?
Trong hoạt động kinh tế, một người hành động công minh khi trao cho người khác phần họ đáng được nhận. Điều này bao gồm chủ yếu trong việc thực hiện hợp đồng một cách trung thực, tôn trọng thoả ước, giao hàng đúng chất lượng và đúng lịch, thanh toán tiền đúng hạn. Để công bằng, hai bên phải được tự do ký kết hợp đồng, nghĩa là không có lọc lừa, cưỡng ép, sợ hãi. Người thuộc phía đối tác đàm phán có quyền lực hơn mà ép buộc người khác phải chịu các điều khoản của mình, là đã hành động thiếu công minh.