Dạy về công bằng, yêu thương để làm gì trong một thế giới đầy bất công và tổn thương?

Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
Tham gia
29/12/23
Bài viết
235
Nhiều người khi nhìn vào thế giới hôm nay, với đầy rẫy những bất công, phân biệt, bạo lực và hận thù, đã không giấu được sự hoài nghi khi nghe đến hai từ “giáo dục”. Họ bảo rằng: dạy về công bằng làm gì khi ngoài kia người ngay bị chèn ép, còn kẻ gian thì lên chức? Nói chuyện yêu thương để làm gì khi mạng xã hội, ngoài đường, thậm chí trong gia đình, đâu đâu cũng thấy người ta cãi nhau, chửi nhau, làm tổn thương nhau?
Với họ, nói đến giáo dục về công bằng và tình yêu giống như tưới nước vào sa mạc, như lấy muối bỏ bể. Một điều thừa thãi.

phailamgi_giáo dục về công bằng và yêu thương trong xã hội đầy bất công, đau thương.jpg
Ảnh: tiasang.com.vn

Nhưng chính vì thế giới đầy bất công mới cần nói về công bằng. Chính vì xung quanh ta đầy thù ghét, mới càng cần dạy người ta biết yêu thương. Giáo dục không phải là sự phản ánh thụ động của thực tế, mà là ánh sáng cho một hướng đi khác. Nó không để mô tả cái đang là, mà để khơi mở cái có thể là. Nếu thế giới đã đủ công bằng và yêu thương, thì giáo dục sẽ chỉ còn là sự củng cố. Nhưng khi xã hội còn ngập tràn những điều trái ngược với lý tưởng, thì giáo dục phải là lời mời gọi con người sống vượt lên trên thực tế, sống theo những giá trị đáng sống.

Công bằng và tình yêu không thể tự nhiên mà có. Chúng cần được gieo trồng, nuôi dưỡng và bảo vệ. Một đứa trẻ lớn lên trong một môi trường công bằng, nơi nó được tôn trọng và học cách tôn trọng người khác, sẽ có cơ hội trở thành một người công bằng. Một đứa trẻ được dạy yêu thương, được cảm nhận tình yêu và được mời gọi sống yêu thương, sẽ có khả năng phá vỡ vòng luẩn quẩn của thù hận và trả đũa.

phailamgi_giáo dục về công bằng và yêu thương trong xã hội đầy bất công, đau thương1.jpeg
Ảnh: dantri.com.vn

Chúng ta không giáo dục để thay đổi cả thế giới trong một ngày. Chúng ta giáo dục để gieo một hạt giống, có thể hôm nay chưa ra hoa, nhưng ngày mai có thể mọc lên trong lòng một ai đó, và dần dần, cùng nhau, chúng ta tạo nên một khu vườn mới.

Thế giới càng bất công, càng cần công bằng. Thế giới càng lạnh lẽo, càng cần yêu thương. Bởi nếu chúng ta không gieo điều tốt giữa những điều xấu, thì chẳng mấy chốc, điều xấu sẽ trở thành bình thường, và rồi... chẳng còn ai tin vào điều tốt nữa.​

Phải Làm Gì?

Docat 16: Lòng yêu thương người lân cận có phải là điều mà một người có thể thực hành và học hỏi?
Đúng thế. Thật vậy, điều này rất quan trọng. Tình yêu không phải chỉ là cảm xúc. Tình yêu còn là → Đức hạnh, một năng lực được thủ đắc bằng huấn luyện. Thách thức thật sự đối với từng người Kitô hữu, là phải trở nên ngày càng can đảm và mạnh dạn hơn, đồng thời càng thêm ngay chính và yêu thương hơn. Chúng ta cũng phải học nhìn thế giới bằng nhãn quan của người khác. Những ai mà chúng ta tiếp xúc bằng thiện ý chân thành sẽ cảm nhận rằng họ được trân trọng như những con người, và nhờ đó, họ có thể biểu lộ chính mình một cách tự do. Nếu chúng ta thực hành tình yêu thương trong điều kiện dễ dàng, thì với ơn Chúa, chúng ta sẽ có nhiều khả năng yêu thương hơn ngay cả trong hoàn cảnh gian nan, hay khi chúng ta gặp phải cảnh “yêu mà không được đáp lại”. Đây là trường hợp dấn thân chăm lo cho những người nghèo nhất trong số các người nghèo, và còn rõ ràng hơn khi chúng ta phải đối phó với kẻ nghịch thù theo một đường lối mới: từ chối việc báo thù, trả đũa và bạo lực.​
 

Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Vị Giám mục chịu "tử đạo" vì các Thánh tử đạo | Phải làm gì? | Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn "là vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam." Đó là lời nhận xét của Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội nhân dịp lễ giỗ kỷ niệm 28 năm Đức Hồng y Căn về với Chúa.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên