Điều gì khiến cả thế giới (nói chung) đang theo dõi, mong chờ một tân giáo hoàng?

Thành viên
Tham gia
10/12/24
Bài viết
60

Dù không đồng tôn giáo, dù ‘mấy ông tai to mặt lớn’ của nhiều hãng truyền thông từng dựng chuyện, xuyên tạc, bôi nhọ nhiều tuyên bố của giáo hoàng nhưng không ai phủ nhận hình ảnh giáo hoàng có ảnh hưởng rất lớn đến nhân loại, điều này có thể thấy qua tang đám của Giáo hoàng Gioan-Phaolo II (08.4.2005) và Giáo hoàng Phanxico (26.4.2025) [vào google: rõ chi tiết về hai tang đám ‘vĩ đại’ này]​


phailamgi_Điều gì khiến cả thế giới (nói chung) đang theo dõi, mong chờ một tân giáo hoàng_cv1.jpg


Liên tục thời gian gần đây, truyền thông lớn nhỏ của nhiều nước đưa tin: tại điện Sixtine, Mật nghị (conclave) của 133 vị Hồng y sẽ tiến hành bầu chọn giáo hoàng kể từ ngày 07.5.2025, được xem là cuộc bầu chọn lãnh đạo tôn giáo RẤT ĐẶC BIỆT, RẤT BÍ MẬT nhưng nhờ internet, cả thé giới biết rõ sự kiện ‘hi hữu’ này.

ĐẶC BIỆT bởi sự kiện bầu giáo hoàng (lãnh tụ tôn giáo) không theo khuynh hướng tự nhiên: thích và không thích, được ‘lăng xê’ (đưa ra, giới thiệu ra trước công chúng, nhằm làm cho nổi bật để giới thiệu, thu hút sự chú ý của mọi người, lăng-xê phát xuất tiếng Pháp ‘lancer’, ngày nay người ta dùng PR (từ tiếng Anh là promoter). Bầu giáo hoàng là sự kiện đặc biệt, thuần tuý tôn giáo, các vị hồng y đang xử dụng lá phiếu một cách thiêng liêng, tuyên thệ trước Kinh Thánh qua sự hiện diện vô hình của Chúa.

BÍ MẬT bởi sự kiện bầu giáo hoàng: 133 hồng y từ 80t trở xuống sẽ ‘bị nhốt’ trong bốn bức tường kín của điện Sixtine (nơi bầu chọn giáo hoàng) của Nhà thánh Mattha (nơi các vị ăn nghỉ), các vị sẽ ‘được’ nghiêm cấm: không xử dụng di động, máy tính, kết nối với bên ngoài… hoàn toàn giữ im lặng, chỉ mình các ngài với Chúa cho đến khi bầu được giáo hoàng !

(nhờ internet, chúng ta tha hồ xem hình ảnh liên quan đến Mật nghị này). Trước khi nói đến ‘ảnh hưởng của giáo hoàng’ bạn cũng nên biết sơ qua điện Sixtine.

phailamgi_Điều gì khiến cả thế giới (nói chung) đang theo dõi, mong chờ một tân giáo hoàng_cv2.jpg

ĐIỆN SISTINE

Hay còn gọi là điện Vatican, được xây dựng từ 1473-1481 dưới thời Giáo hoàng Sixto IV. Dài 133m, ngang 46m, gần như toàn bộ các bức tranh ở đây là của thiên tài danh hoạ Michel-Ange. Bức tranh ‘Sáng tạo’ ở trần nhà rất rộng, miêu tả các sự tích Kinh Thánh và 300 nhân vật được Kinh Thánh nói đến, bức tranh sinh động kì lạ. Lưu truyền, Michel-Ange đã phải lao động vất vả suốt 04 năm và do làm việc căng thẳng, lâu ngày, nên đầu ông bị lệch sang một bên. Rồi, theo lệnh Giáo hoàng Phaolo III, ông thực hiện ‘Ngày phán xét’ một bức tranh được xem là phức tạp nhất thế giới, rộng 10m – cao 20m. Sáu năm ông mới hoàn thành bức tranh này (chuyện kể, trong khi đang vẽ, một hồng y thấy tranh vẽ nhiều cảnh loả lồ đã góp ý khiên ông bị nhập tâm, nhập tâm đến nỗi, lấy ngay mặt vị hồng y khi vẽ mặt Minos (quan toà dưới địa ngục) với tai lừa, đuôi rắn. Trong buổi trò chuyện vui vẻ, Giáo hoàng Phaolo III đã bác bỏ phản đối trên, nói rằng: Michel-Ange chẳng có quyền hành gì dưới địa ngục cả…” Thống kê cho biết, hàng năm có hàng ngàn người tham quan điện Sixtine và điện này chỉ đóng cửa suốt thời gian không có giáo hoàng !

phailamgi_Điều gì khiến cả thế giới (nói chung) đang theo dõi, mong chờ một tân giáo hoàng_1.jpg

ẢNH HƯỞNG VỚI THỀ GIỚI CỦA GIÁO HOÀNG

Giáo hoàng là vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo, người kế vị thánh Phero. (VN gọi là Đức Giáo hoàng hay Đức Thánh cha, có nhiều sách báo nhà đạo gọi là Đức Giáo tông, Latin gọi ‘Papa”, Pháp là ‘Pape’ Anh là ‘Pope’ từ gọi này có từ thế kỷ thứ VI (521) và từ thế kỷ XI đến nay, trở nên thông dụng).

Giáo hoàng còn là Giám mục Roma, Quốc trướng Nước Toà Thánh Vatican. Quyền bính của giáo hoàng tuy kế vị thánh Phero nhưng đến từ Chúa Kito, do đó khi xử dụng quyền tối thượng để tuyên bố một tín điều (điều buộc phải tin) giáo hoàng phài Nhân danh Chúa Kito trước khi nói kế vị thánh Phero… quyền của giáo hoàng cũng như các giám mục nằm ở ba quyền : Giảng dạy – Thánh hoá – Cai quản.

Papa, Pape, Pope thường xuất hiện dưới dạng viết tắt là “PP” (viết tắt của chữ “Papa”) sau danh hiệu hoặc chữ ký của các vị giáo hoàng trong các văn kiện mang dấu ấn của các ngài. Ví dụ: “Franciscus-PP”​


Nước Toà thánh Vatican chỉ là một quốc gia nhỏ bé: 44 ha, dân số (đa phần các chức sắc) khoảng 1000ng, theo chế độ quân chủ thần quyền. Là một nước trung lập (tính chất trung lập này nằm trong quy định của Hoà ước Latran(*), vì vậy, Vatican không can dự, không ủng hộ bất cứ một nước nào khi có chiến tranh xảy ra.

Vatican tuy nhỏ bé và Quốc trưởng của Nước Vatican này lại không có binh lực, vũ khí đạn dược, còn kinh tế thì tuỳ thuộc , đa phần ở ‘lòng quảng đại’ của tín hữu nhưng hình ảnh của giáo hoàng luôn đứng vững trước sóng gió, tồn tại với thời gian, được nhiều nước lờn nhỏ, số nước có rất ít người Công giáo, đón tiếp trọng thị, chăm chú lắng nghe giáo hoàng lên tiếng.

Khi giáo hoàng lên tiếng với thế giới qua các diễn văn, thông điệp, tiếng nói của ngài không chỉ gói gọn trong khía cạnh tôn giáo, còn ở khía cạnh luân lý đạo đức, tất cả đều liên quan đến phẩm giá con người. Xã hội ở mọi nơi, mọi thời khi tìm một giải pháp hoà bình, thương không đặt trên nền tảng ‘phẩm giá con người’ mà đặt trên quyền lợi chính trị, kinh tế, quân sự, vì vậy, xã hội vẫn còn đầy dẫy bất công, tranh chấp, đố kỵ đó là lúc, con người thấy cần có một tiếng nói đủ uy tín, can đảm và ‘đừng sợ’ và đó là tiếng nói của giáo hoàng !

phailamgi_Điều gì khiến cả thế giới (nói chung) đang theo dõi, mong chờ một tân giáo hoàng_2.jpg


Văn kiện của các giáo hoàng thời cận đại, đặc biệt của Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolo II xuất hiện nhiều, nhiều đến nỗi Ký giả của tờ La Croix Pháp, Guillaume Goubert đã hỏi Ông Giám đốc văn phòng báo chí Toà thánh là Ts Joachin Navarro-Vals “Đã có rất nhiều hãng truyền thông chê bai, nhạo báng, bôi nhọ sứ điệp Giáo hoàng này, ông nghĩ gì?” Navarro-Vals trả lời “Truyền thông có quyền bôi nhọ nhưng truyền thông không thể phủ nhận tiếng nói của Giáo hoàng khi ngài nhắc đi nhắc lại không mỏi mệt ‘giá trị của nhân phẩm’, lên tiếng bảo vệ người nghèo, nói thay cho những người không thể lên tiếng (La Croix, ngày 10.10.1998)

Truyền thông tấn công liên tục Thông điệp “Sự sống con người” của Giáo hoàng Phaolo VI, ấy vậy, nhân loại vẫn trung thành, tôn trọng Thông điệp đó, chỉ vì, Giáo hoàng sẵn sàng lên tiếng bênh vực phẫm giá con người trước trào lưu đề cao ‘hưởng thụ tình dục’ khi xử dụng những phương pháp ngừa thai không theo lối tự nhiên.

Từ diễn đàn Liên Hiệp Quốc, đón các giáo hoàng Gioan-Phaolo II, Phanxico, các nhà lãnh đạo đã chăm chú lắng nghe, Tổng Thư Ký LHQ, Ts Coffi Annan nhắc đến Gioan-Phaolo II, nói “Ngài không phải là nhà chính trị nhưng khi ngài lên tiếng luôn ảnh hưởng đến chính trị. (13.10.1998)

Và Giáo hoàng Phanxico, hình ảnh khiêm nhường hôn chân, rửa chân cho tù nhân, cả các cô gái lỡ lầm tại một nhà tù ở Roma Thứ Năm Tuần Thánh khiến nhiều người không cầm được giọt lệ, ngài thăm các nước châu Á, nơi có rất ít Công giáo đã được các lãnh tụ Phật giáo, Hồi giáo đón tiếp nồng hậu, chỉ vì, ngài biết lắng nghe, mọi nẻo đường đều đưa tới hạnh phúc thiêng đàng, đâu cần phải chứng tỏ ‘đạo tôi là hay là tốt hơn đạo của của quý ông, quý bà?’

phailamgi_Điều gì khiến cả thế giới (nói chung) đang theo dõi, mong chờ một tân giáo hoàng_3.jpg


Giáo hoàng hiện diện giữa một xã hội đang muốn xóa bỏ tôn giáo bằng cách xem nhẹ lương tâm phân biệt phải trái, đúng sai, sáng tối.

Người Công giáo mong thiên đàng hạnh phúc nhưng thiên đàng đâu phải là cảnh bồng lai để tôi trốn cuộc sống hiện tại. Tiếng nói yêu thương của Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolo II ‘Các con đừng sợ’ luôn hối thúc người tín hữu can đảm sống có lí tưởng…

Và nhân loại đang hướng về Mật nghị của 133 vị hồng y: mong sớm thấy ‘khói trắng’ xuất hiện và nghe lời loan báo từ ban công chính của Vương cung thánh đường thánh Phero do một Hồng y của Cơ Mật Viện “HABEMUS PAPAM – CHÚNG TA ĐÃ CÓ GIÁO HOÀNG”​

(*) Hoà ước Latran: Năm 1929, Mussolini lãnh tụ Phát-xít Ý , người đứng đầu Chính phủ Ý, đã chấm dứt vấn đề “Tù nhân Vatican” bằng cách đàm phán và ký kết Hiệp ước Latran. Hiệp ước này đã công nhận quyền của Toà Thánh đối với một lãnh thổ với diện tích tương đương với 0,44 km2 mà ngày nay được biết đến là Thành Vatican, một quốc gia có chủ quyền với diện tích nhỏ nhất thế giới nằm bên trong thủ đô Rome của nước Ý.​
  • Ảnh trong bài: Reuters​
 

21:00 (+VN) - 7/5/2025 - Cuộc rước vào Mật Viện - Bầu Giáo Hoàng - PHAILAMGI.COM - Cuộc rước trang nghiêm của các Hồng y tiến vào Nhà nguyện Sistine sẽ mở đầu Mật nghị. Khoảnh khắc vị linh mục hô vang "Extra omnes!" – "Mọi người ra ngoài!" – cũng sẽ được truyền hình, đánh dấu thời khắc các Hồng y bước vào nơi hoàn toàn kín để cầu nguyện, lắng nghe Chúa và bỏ phiếu.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên