Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,089
- Chủ đề Author
- #1
Mật nghị Hồng y đã chính thức bắt đầu vào hôm qua ngày 7/5 và đã có một vòng bỏ phiếu. Trong thời khắc này, toàn thể Dân Chúa được mời gọi tham dự bằng cách cầu nguyện sốt sắng, trở thành thành phần sống động trong tiến trình phân định thiêng liêng của Giáo hội.
Một người phụ nữ cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô tại Vatican ngày 7 tháng 5 năm 2025, khi các hồng y bước vào mật nghị để bầu một giáo hoàng mới. Ảnh: CNS Photo/Pablo Esparza
Theo giáo huấn của Giáo hội, ơn gọi của người giáo dân không chỉ giới hạn trong đời sống trần thế, mà còn bao hàm trách nhiệm tham gia vào đời sống thiêng liêng và sứ mạng của Giáo hội. Tông huấn Christifideles Laici (1988) khẳng định: “Mọi người giáo dân được kêu gọi nên thánh và làm chứng cho Đức Kitô, góp phần xây dựng Nhiệm Thể Người trong lịch sử” (#17).
Mật nghị đang diễn ra, lời cầu nguyện của giáo dân trở thành một hình thức tham dự tích cực, giúp chuẩn bị tâm hồn các vị Hồng y để lắng nghe và đáp lại tiếng gọi của Thánh Thần.
Mật nghị lần này cũng là dịp để các tín hữu học hỏi thêm về vai trò và sứ mạng của Đức Giáo hoàng trong Giáo hội, về lịch sử các mật nghị và cách thức Giáo hội đã được hướng dẫn suốt 2000 năm qua, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn hay gây tranh cãi.
Mật nghị đang diễn ra, lời cầu nguyện của giáo dân trở thành một hình thức tham dự tích cực, giúp chuẩn bị tâm hồn các vị Hồng y để lắng nghe và đáp lại tiếng gọi của Thánh Thần.
Mật nghị lần này cũng là dịp để các tín hữu học hỏi thêm về vai trò và sứ mạng của Đức Giáo hoàng trong Giáo hội, về lịch sử các mật nghị và cách thức Giáo hội đã được hướng dẫn suốt 2000 năm qua, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn hay gây tranh cãi.
Ảnh: domradio.de
Dẫu vậy, cũng có những luồng dư luận tìm cách mô tả mật nghị như một cuộc đấu đá chính trị giữa các phe phái trong Giáo hội. Trước nguy cơ này, Giáo hội không ngừng nhắc nhớ về căn tính đích thực của mình: Hiền thê của Đức Kitô, nơi chân lý được công bố, các vị thánh được hình thành, và các tội nhân được cứu độ.
Việc cầu nguyện trong mật nghị là bổn phận thiêng liêng, và biểu lộ hành vi đức tin và tinh thần hy vọng của người Ki-tô hữu. Trong thời khắc quan trọng này của Giáo hội, người giáo dân, qua lời cầu nguyện, đang hiện diện của với các Hồng y, để Giáo hội tiếp tục được dẫn dắt theo thánh ý Thiên Chúa.
Hãy cầu nguyện, hãy học hỏi và hãy yêu mến Giáo hội — không vì Giáo hội hoàn hảo, mà vì Thiên Chúa là Đấng trung tín luôn hiện diện giữa lòng Giáo hội của Người.
Phải làm gì?
Docat 310: Tại sao tôi nên tham gia với phong cách rõ ràng là “Kitô hữu”?
Nhiều người nói rằng: Điều chính yếu là trở thành một người tốt! Cần gì phải thêm đặc tính “Kitô hữu” vào đó? Tuy nhiên, lịch sử cho thấy đó chỉ là chủ nghĩa nhân văn thuộc loại vô thần thường bỏ mặc con người trong trạng thái chao đảo, hoang mang. Chỉ ở nơi Thiên Chúa thì “những gì là con người” mới được thăng tiến tốt hơn. Chỉ ở trong ánh sáng của Chúa Kitô chúng ta mới có thể hiểu đúng những gì là con người (x. GS 22). Những ai làm theo ý Thiên Chúa đều thể hiện mối quan tâm thật sự về con người, một cách chính xác trong những lĩnh vực mà con người yếu đuối, phụ thuộc vào sự giúp đỡ, và dường như “vô dụng”. Mặc dù một vài lãnh đạo Giáo Hội đôi khi làm sai lệch và phản bội thánh ý Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn làm cho Giáo Hội thành một nơi mà con người có thể đạt tới sự thành toàn đích thực với sự trợ giúp của Ngài. Đức Kitô đã không sống cho chính mình, nhưng “cho chúng ta”; Người thậm chí còn chịu chết một cách thảm thương cho từng con người. Và Người đã làm điều đó với động lực mang tính xã hội cao nhất: vì tình yêu. Đó là lý do tại sao, xét cho cùng, một người theo Đức Kitô mà hành động một cách “phi xã hội” thì chỉ là một Kitô hữu hữu danh vô thực mà thôi.
Cùng chủ đề