- Chủ đề Author
- #1
Thành lập và giữ cho doanh nghiệp phát triển ổn định trong thời buổi kinh tế khủng hoảng như hiện nay đã khó. Đồng thời chu toàn bổn phận đức tin trong kinh doanh hay "kinh doanh theo đức tin Công giáo" lại càng khó hơn đối với các doanh nhân Công giáo, nhất là trong một nền kinh tế "phi thị trường" như tại Việt Nam hiện nay.
Giới doanh nhân Công giáo - TGP Sài Gòn. Ảnh:tgpsaigon.net
Giáo huấn xã hội Công giáo luôn nhìn nhận "công việc kinh doanh và thương mại cũng là một ơn gọi xuất phát từ Thiên Chúa, mời gọi con người tham gia vào công cuộc sáng tạo của Người". (Docat # 163)
Vì thế, trong kinh doanh, các doanh nhân Công giáo phải luôn ý thức về sự cao cả và trách nhiệm trong thiên chức của họ. Một cách nào đó, việc xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả chính là "cách thức mà các doanh nhân có thể chia sẻ trong quá trình tiếp nối công trình sáng tạo" của Chúa (x. Bộ Phục vụ và Phát triển Con người Toàn diện, Ơn gọi Nhà Lãnh đạo Doanh Nghiệp, # 8).
Tuy nhiên, có quá nhiều thách đố cản trở họ xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả đúng như ý Chúa muốn; chẳng hạn: sự vắng mặt của nhà nước pháp quyền, nạn tham nhũng, sự cạnh tranh phá hoại hay sự can thiệp không thích hợp của nhà nước… Đây mới chỉ là những cản trở đến từ bên ngoài.
Ảnh: Canva
Trở ngại lớn nhất làm cho một doanh nghiệp Công giáo đánh mất mình, chính là "sự phân liệt giữa đức tin và cuộc sống" (Công đồng Vatican II, GS. # 43), giữa công việc kinh doanh và việc sống đức tin.
Vì thế, trong kinh doanh, các doanh nhân Công giáo phải luôn ý thức về sự cao cả và trách nhiệm trong thiên chức của họ. Một cách nào đó, việc xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả chính là "cách thức mà các doanh nhân có thể chia sẻ trong quá trình tiếp nối công trình sáng tạo" của Chúa (x. Bộ Phục vụ và Phát triển Con người Toàn diện, Ơn gọi Nhà Lãnh đạo Doanh Nghiệp, # 8).
Tuy nhiên, có quá nhiều thách đố cản trở họ xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả đúng như ý Chúa muốn; chẳng hạn: sự vắng mặt của nhà nước pháp quyền, nạn tham nhũng, sự cạnh tranh phá hoại hay sự can thiệp không thích hợp của nhà nước… Đây mới chỉ là những cản trở đến từ bên ngoài.
Ảnh: Canva
Trở ngại lớn nhất làm cho một doanh nghiệp Công giáo đánh mất mình, chính là "sự phân liệt giữa đức tin và cuộc sống" (Công đồng Vatican II, GS. # 43), giữa công việc kinh doanh và việc sống đức tin.
Sự tách rời giữa đức tin và công việc kinh doanh như trên có nguy cơ dẫn đến việc "tôn thờ ngẫu tượng" đe dọa các cá nhân và tập thể, gây nhiều thiệt hại cho chính doanh nghiệp và những người lao động trong công ty. (x. Bộ Phục vụ và Phát triển Con người Toàn diện, Ơn gọi Nhà Lãnh đạo Doanh Nghiệp, # 11)
Trong kinh doanh, việc tôn thờ ngẫu tượng hay sùng bái con bê vàng như được miêu tả trong Kinh Thánh Cựu Ước có thể mặc nhiều hình thức: khi tiêu chí duy nhất trong hoạt động kinh doanh là tìm lợi nhuận tối đa" (Bê-nê-đích-tô XVI, Caritas in Veritate, # 71), khi công nghệ theo đuổi chỉ vì công nghệ; khi của cải cá nhân không phục vụ công ích hay khi đề cao các thụ tạo mà bỏ qua phẩm giá con người…
Ảnh: webnoticias.net.br
Trong kinh doanh, việc tôn thờ ngẫu tượng hay sùng bái con bê vàng như được miêu tả trong Kinh Thánh Cựu Ước có thể mặc nhiều hình thức: khi tiêu chí duy nhất trong hoạt động kinh doanh là tìm lợi nhuận tối đa" (Bê-nê-đích-tô XVI, Caritas in Veritate, # 71), khi công nghệ theo đuổi chỉ vì công nghệ; khi của cải cá nhân không phục vụ công ích hay khi đề cao các thụ tạo mà bỏ qua phẩm giá con người…
Ảnh: webnoticias.net.br
Vì thế, để phát triển doanh nghiệp cách bền vững, phù hợp với đức tin, các doanh nhân cần phải làm một "cuộc hoán cải trong kinh doanh".
Việc hoán cải này phải được bắt đầu từ ý thức về ơn gọi của người lãnh đạo doanh nghiệp. Họ phải lãnh đạo doanh nghiệp theo "phong cách Giêsu", "lãnh đạo theo tinh thần của người đầy tớ" (x. Bộ Phục vụ và Phát triển Con người Toàn diện, Ơn gọi Nhà Lãnh đạo Doanh Nghiệp # 13); đồng thời, họ phải thực hành các nguyên tắc đạo đức xã hội trong khi thực hiện các công việc bình thường trong thế giới doanh nghiệp.
Giáo huấn Xã hội Công giáo đưa ra hai nguyên tắc nền tảng cho các doanh nghiệp trong kinh doanh là: Phẩm Giá Con Người và Công Ích. Các nguyên tắc này giúp các doanh nghiệp biết "cách thức tổ chức lao động và sử dụng vốn, cũng như các qui trình đổi mới, sản xuất và phân phối các sản phẩm/ dịch vụ", phù hợp với các đòi hỏi của công ích và không xúc phạm tới phẩm giá của mọi người.
Ảnh: mexicoemprende.org.mx
Việc hoán cải này phải được bắt đầu từ ý thức về ơn gọi của người lãnh đạo doanh nghiệp. Họ phải lãnh đạo doanh nghiệp theo "phong cách Giêsu", "lãnh đạo theo tinh thần của người đầy tớ" (x. Bộ Phục vụ và Phát triển Con người Toàn diện, Ơn gọi Nhà Lãnh đạo Doanh Nghiệp # 13); đồng thời, họ phải thực hành các nguyên tắc đạo đức xã hội trong khi thực hiện các công việc bình thường trong thế giới doanh nghiệp.
Giáo huấn Xã hội Công giáo đưa ra hai nguyên tắc nền tảng cho các doanh nghiệp trong kinh doanh là: Phẩm Giá Con Người và Công Ích. Các nguyên tắc này giúp các doanh nghiệp biết "cách thức tổ chức lao động và sử dụng vốn, cũng như các qui trình đổi mới, sản xuất và phân phối các sản phẩm/ dịch vụ", phù hợp với các đòi hỏi của công ích và không xúc phạm tới phẩm giá của mọi người.
Ảnh: mexicoemprende.org.mx
Từ hai nguyên tắc nền tảng này, Giáo huấn Xã hội Công giáo còn đưa ra 6 nguyên tắc thực tiễn, giúp các doanh nghiệp xây dựng công ty thành một "cộng đồng nhân vị" và vì Công ích, dựa trên ba mục tiêu kinh doanh là: hàng hóa tốt, công việc tốt và của cải tốt.
Hàng hóa tốt:
Hàng hóa tốt:
- Doanh nghiệp đóng góp vào công ích bằng cách sản xuất hàng hóa thật sự tốt và các dịch vụ thực sự hữu hiệu.
- Doanh nghiệp duy trì sự liên đới với người nghèo bằng cách chú ý đến những cơ hội để phục vụ các nhóm dân cư bị tước đoạt và không được chăm sóc…
Lao động tốt:
3. Doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng bằng cách thúc đẩy lao động cho phù hợp với phẩm giá đặc biệt của con người.
4. Doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc bổ trợ tạo cơ hội cho nhân viên thực hiện khả năng sáng tạo của mình khi đóng góp vào đường hướng của tổ chức.
Của cải tốt:
5. Doanh nghiệp lập mô hình quản lý các nguồn lực – dù là vốn, nhân sự hay môi trường, để chăm sóc cho ngôi nhà chung.
6. Doanh nghiệp công bằng trong việc phân bổ lợi ích cho tất cả các bên liên quan (nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp và cộng đồng) và trong cách chịu chi phí cho các hoạt động kinh doanh của mình.
(x. Bộ Phục vụ và Phát triển Con người Toàn diện, Ơn gọi Nhà Lãnh đạo Doanh Nghiệp # 60)
Ảnh: leadership.quest
Công việc kinh doanh cũng là một ơn gọi. Vì thế, để phát triển doanh nghiệp cách bền vững, phù hợp với đức tin, các doanh nhân cần phải luôn tỉnh thức và thực hiện liên tục "cuộc hoán cải trong kinh doanh", lãnh đạo doanh nghiệp "theo phong cách Giêsu" và áp dụng các nguyên tắc đạo đức trong khi thực hiện công việc kinh doanh, hầu xây dựng công ty thành một "cộng đồng nhân vị".
Phải làm gì?
Docat 163: Làm việc trong ngành kinh doanh có thể là một ơn gọi?
Có. Công việc trong ngành thương mại và kinh doanh có thể là một ơn gọi thật sự đến từ Thiên Chúa: những ai mang trách nhiệm trong lĩnh vực đặc biệt của họ biết tự đặt mình vào vị thế phục vụ anh em đồng loại và xã hội, trở nên phúc lành cho tất cả. Thiên Chúa trao phó trái đất cho chúng ta “canh tác và gìn giữ”. Trong công việc, chúng ta có thể tuân theo ý Chúa, và trong phạm vi nhỏ hẹp nào đó, đóng góp vào việc hoàn chỉnh công trình sáng tạo (St 2,15tt). Nếu chúng ta hành động ngay chính và nhân ái, chúng ta sẽ dùng những tặng vật tốt lành của đất đai và tài năng của riêng chúng ta cho ích lợi của anh em đồng loại mà Chúa đã giao phó cho chúng ta chăm lo (Mt 25,14-30; Lc 19,12-27).