phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
405

Đức Phật dạy: "Đời là bể khổ!" Suốt dòng lịch sử, nhân loại miệt mài đi tìm phương thuốc diệt trừ đau khổ, nhưng dường như thế giới không hết khổ mà nỗi khổ càng dày vò.


phailamgi_Đời là bể khổ Sống hy vọng để chuyển hóa khổ đau_cv2.jpg

Đau khổ là một thực tại

Đối với người Công giáo, "đau khổ là một thực tại" và là "một phần của cuộc sống con người." (Bênêđíchtô XVI, Spe Salvi – Về Niềm Hy vọng Kitô giáo, # 36)

Chính Chúa Giêsu, khi còn sống kiếp phàm nhân, đã phải "lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết… Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục." (Dt 5, 7-8)

Sở dĩ, đau khổ có, và không loại trừ ai, một phần là do "sự giới hạn và mong manh của kiếp người," và một phần "xuất phát từ khối lượng tội lỗi đã tích lũy suốt dòng lịch sử, và ngày nay vẫn đang tiếp tục lớn lên không ngừng." (Bênêđíchtô XVI, Spe Salvi – Về Niềm Hy vọng Kitô giáo, # 36)

phailamgi_Đời là bể khổ Sống hy vọng để chuyển hóa khổ đau_cv2.jpg

Không ai thoát khổ

Vì thế, loại trừ hoàn toàn đau khổ khỏi thế gian này là một điều bất khả thi và vượt khỏi tầm tay con người. Đơn giản là vì "chúng ta không thể loại bỏ sự giới hạn của chúng ta và vì không ai trong chúng ta có khả năng loại trừ quyền lực của sự dữ, của tội lỗi, như chúng ta thấy, vốn là nguồn mạch thường hằng của đau khổ." (Bênêđíchtô XVI, Spe Salvi – Về Niềm Hy vọng Kitô giáo, # 36)

Tuy nhiên, nhờ ơn Chúa, dù không thể loại trừ đau khổ, nhưng chúng ta có thể giới hạn đau khổ, chiến đấu chống lại nó, bằng cách can đảm "đối diện với nó".

Trong thực tế, không phải cứ "trốn tránh đau khổ là ta được chữa lành, nhưng chính là do khả năng ta chấp nhận đau khổ, trưởng thành với nó và tìm ra ý nghĩa của đau khổ qua việc kết hợp với Chúa," (Ibid., 37) Đấng đã đến thế gian chịu đau khổ vì ta.

phailamgi_Đời là bể khổ Sống hy vọng để chuyển hóa khổ đau_1.jpg

Thiên Chúa chữa lành thế giới

Thành ra, vẫn biết ta không xóa bỏ được hoàn toàn đau khổ, nhưng trong niềm tin, ta xác tín rằng Thiên Chúa, Đấng tự ý đi vào trần gian chịu đau khổ, chính ngài là "Đấng xóa bỏ tội trần gian" (Ga 1, 29) và đang tiếp tục dùng quyền năng Ngài mà chữa lành thế giới, vì ngài hằng hữu và đang hiện hữu.

Điều quan trọng là ta tin vào sự hiện diện của quyền năng ấy, và hy vọng về một thế giới vẫn đang được chữa lành. Tuy nhiên, đó là hy vọng – chưa được hoàn thành; chính "niềm hy vọng sẽ đem lại cho chúng ta sự can đảm để đặt mình vào phía sự thiện dù sống trong những hoàn cảnh dường như vô vọng, với niềm xác tín rằng, bao lâu giòng lịch sử bên ngoài được đề cập đến, quyền lực tội lỗi vẫn tiếp tục hiện diện cách kinh hoàng" (Bênêđíchtô XVI, Spe Salvi – Về Niềm Hy vọng Kitô giáo, # 36) và chắc chắn sự thiện sẽ thắng sự ác, công lý sẽ thắng bất công.

phailamgi_Đời là bể khổ Sống hy vọng để chuyển hóa khổ đau_2.jpg

Chuyển hóa khổ đau qua niềm hy vọng

Về phần các Kitô hữu, đối diện với khổ đau, tin vào sự hiện diện của Chúa, Đấng chữa lành thế giới, trong tư cách cá nhân, ta được mời gọi "chuyển hóa đau khổ qua niềm hy vọng" (Ibid.) và bằng đời sống cầu nguyện giúp thấy được ý nghĩa thực sự của khổ đau, như là sự thanh luyện giúp ta trưởng thành và giúp nhận thức về sự bất toàn của bản thân, để luôn biết cậy trông nơi Chúa.

Bên cạnh đó, ta cần ý thức rằng, đức công bình và tình thương, vốn hàm chứa trong những đòi buộc của đức tin Kitô giáo và một đời sống nhân bản, đòi buộc ta "phải làm bất cứ điều gì trong khả năng để giảm bớt đau khổ, để hết sức tránh đau khổ cho người vô tội; để làm giảm nhẹ cơn đau đớn; để giúp vượt thắng các đau khổ tinh thần," (Ibid.) bằng cách đón nhận và hiện diện với họ trong nỗi đau của họ.

phailamgi_Đời là bể khổ Sống hy vọng để chuyển hóa khổ đau_3.jpg

Tóm lại

Đau khổ là một thực tại và là một phần của cuộc sống. Vì thế, chúng ta không thể loại trừ hoàn toàn mọi đau khổ, nhưng có thể chuyển hóa đau khổ bằng quyền năng của hy vọng.​

  • Ảnh trong bài: Canva
 

Người trẻ nói gì về Loan báo Tin Mừng | Phải làm gì?

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên