- Chủ đề Author
- #1
Người Việt thường nói: “Ra đường sợ nhất công nông, về nhà sợ nhất vợ không nói gì.” Câu nói vừa cho thấy một thực trạng, một thách đố của đời sống hôn nhân, vừa cho thấy vai trò cần thiết của đối thoại trong đời sống gia đình.
Trong thực tế, đối thoại không chỉ là một phương tiện giao tiếp mà còn là “một cách thức ưu việt và thiết yếu để sống, bày tỏ và làm triển nở tình yêu trong đời sống hôn nhân và gia đình.” (Phanxicô, Tông huấn Amoris Laetitia – Niềm Vui Của Tình Yêu, #136)
Tuy nhiên, để có thể đối thoại cách hiệu quả, cần phải có một quá trình thực tập lâu dài và kiên nhẫn, vì tự bản chất, con người khác biệt nhau, từ tâm tính, văn hóa, giới tính đến khác biệt thế hệ. Do đó, khi đối thoại cần chú ý đến một số thái độ sau đây:
Tuy nhiên, để có thể đối thoại cách hiệu quả, cần phải có một quá trình thực tập lâu dài và kiên nhẫn, vì tự bản chất, con người khác biệt nhau, từ tâm tính, văn hóa, giới tính đến khác biệt thế hệ. Do đó, khi đối thoại cần chú ý đến một số thái độ sau đây:
1. Lắng nghe và thấu hiểu
Trước hết, cần dành thời gian để “lắng nghe” cách kiên nhẫn, cho đến khi “hiểu rõ” điều người kia trình bày.
Điều này đòi hỏi mỗi người trong mối quan hệ phải học cách khổ chế bản thân, đặt những nhu cầu và lo toan cá nhân sang một bên để tập trung hoàn toàn vào người bạn đời của mình.
Trong thực tế, cần nhớ rằng “nhiều khi người bạn đời không cần một giải pháp cho vấn đề của người ấy, mà chỉ cần được lắng nghe. Người ấy cần cảm nhận rằng có người hiểu nỗi đau của mình, hiểu sự chán nản, nỗi sợ, cơn giận, những hi vọng và những ước mơ của mình.” (Ibid., # 137)
Điều này cũng cho thấy rằng tình yêu đích thực trong hôn nhân là khả năng đứng bên nhau, chia sẻ và cảm thông, chứ không chỉ là việc tìm kiếm các giải pháp nhanh chóng.
Điều này đòi hỏi mỗi người trong mối quan hệ phải học cách khổ chế bản thân, đặt những nhu cầu và lo toan cá nhân sang một bên để tập trung hoàn toàn vào người bạn đời của mình.
Trong thực tế, cần nhớ rằng “nhiều khi người bạn đời không cần một giải pháp cho vấn đề của người ấy, mà chỉ cần được lắng nghe. Người ấy cần cảm nhận rằng có người hiểu nỗi đau của mình, hiểu sự chán nản, nỗi sợ, cơn giận, những hi vọng và những ước mơ của mình.” (Ibid., # 137)
Điều này cũng cho thấy rằng tình yêu đích thực trong hôn nhân là khả năng đứng bên nhau, chia sẻ và cảm thông, chứ không chỉ là việc tìm kiếm các giải pháp nhanh chóng.
2. Tôn trọng sự khác biệt
Một thái độ khác quan trọng không kém trong khi đối thoại, đó là cần tôn trọng và hiểu biết những sự khác biệt.
Trong thực tế, mỗi người đều mang theo những kinh nghiệm sống riêng và cách nhìn nhận khác biệt về cùng một vấn đề. Mỗi người đều có những mối quan tâm ấp ủ khác, những khả năng và những trực giác khác.
Vì thế, khi đối thoại, trước tiên cần nhớ rằng “Sự hợp nhất mà chúng ta cần tìm không phải là sự đồng dạng, nhưng là một sự “hợp nhất trong khác biệt”, hay “sự khác biệt được hòa giải”.” (Ibid., # 138)
Do đó, “đừng bao giờ chế giễu những gì người kia nói hay nghĩ, ngay cả khi bạn cần diễn tả quan điểm riêng của mình.” Trái lại, cần phải “cố đặt mình vào chỗ của người ấy, cố gắng nhìn vào trái tim của người ấy, hiểu ra những bận tâm sâu xa nhất của người ấy và lấy đó làm khởi điểm cho một cuộc đối thoại sâu xa hơn. “ (Ibid.)
Điều này đặc biệt quan trọng trong hôn nhân, vì nếu mỗi bên chỉ mong muốn người kia thay đổi theo cách mình nghĩ, thì sẽ không bao giờ có sự hiệp thông thực sự. Thay vào đó, vợ chồng cần nhìn nhận và trân trọng những khác biệt của nhau, và sử dụng chúng như một cơ hội để làm phong phú thêm tình yêu và sự thấu hiểu giữa hai người.
Trong thực tế, mỗi người đều mang theo những kinh nghiệm sống riêng và cách nhìn nhận khác biệt về cùng một vấn đề. Mỗi người đều có những mối quan tâm ấp ủ khác, những khả năng và những trực giác khác.
Vì thế, khi đối thoại, trước tiên cần nhớ rằng “Sự hợp nhất mà chúng ta cần tìm không phải là sự đồng dạng, nhưng là một sự “hợp nhất trong khác biệt”, hay “sự khác biệt được hòa giải”.” (Ibid., # 138)
Do đó, “đừng bao giờ chế giễu những gì người kia nói hay nghĩ, ngay cả khi bạn cần diễn tả quan điểm riêng của mình.” Trái lại, cần phải “cố đặt mình vào chỗ của người ấy, cố gắng nhìn vào trái tim của người ấy, hiểu ra những bận tâm sâu xa nhất của người ấy và lấy đó làm khởi điểm cho một cuộc đối thoại sâu xa hơn. “ (Ibid.)
Điều này đặc biệt quan trọng trong hôn nhân, vì nếu mỗi bên chỉ mong muốn người kia thay đổi theo cách mình nghĩ, thì sẽ không bao giờ có sự hiệp thông thực sự. Thay vào đó, vợ chồng cần nhìn nhận và trân trọng những khác biệt của nhau, và sử dụng chúng như một cơ hội để làm phong phú thêm tình yêu và sự thấu hiểu giữa hai người.
3. Trung thực và yêu thương
Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu trong đối thoại hôn nhân chính là tình yêu. Cảm giác được yêu thương và quan tâm sẽ giúp cho mỗi người mở lòng và cởi mở hơn trong những cuộc trò chuyện.
Đối thoại không phải là một cuộc chiến tranh giành thắng thua, cố gắng chứng mình rằng “mình đúng”, coi người bạn đời như “một đối thủ cạnh tranh” (Ibib., # 140) mà là một quá trình chung tay xây dựng mối quan hệ.
Nói cách khác, khi đối thoại, vợ chồng không nên đặt nặng việc "thắng" cuộc tranh luận, mà là hiểu nhau hơn, giải quyết vấn đề một cách hòa hợp và tôn trọng, bằng cách "cùng ngồi xuống và thương thảo lại các điều đã thỏa thuận, làm sao để đừng có người thắng kẻ thua, nhưng là cả hai cùng thắng." (Ibid., # 220)
Đối thoại không phải là một cuộc chiến tranh giành thắng thua, cố gắng chứng mình rằng “mình đúng”, coi người bạn đời như “một đối thủ cạnh tranh” (Ibib., # 140) mà là một quá trình chung tay xây dựng mối quan hệ.
Nói cách khác, khi đối thoại, vợ chồng không nên đặt nặng việc "thắng" cuộc tranh luận, mà là hiểu nhau hơn, giải quyết vấn đề một cách hòa hợp và tôn trọng, bằng cách "cùng ngồi xuống và thương thảo lại các điều đã thỏa thuận, làm sao để đừng có người thắng kẻ thua, nhưng là cả hai cùng thắng." (Ibid., # 220)
4. Đầu tư vào nội tâm và đời sống cầu nguyện
Cuối cùng, quan trọng nhất, để có một cuộc đối thoại ý nghĩa và sâu sắc, cả vợ lẫn chồng cần đầu tư vào đời sống nội tâm và tri thức.
Một trong những cách thức giúp nuôi dưỡng sự phong phú nội tâm chính là “cầu nguyện, đọc sách, suy tư cá nhân và cởi mở với xã hội.” (Ibid., 141)
Khi một người được nuôi dưỡng trong sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, họ sẽ có khả năng đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống hôn nhân với sự bình tĩnh và hiểu biết hơn.
Nhờ suy tư, đọc sách và cầu nguyện, các cuộc trò chuyện sẽ dễ dàng hơn và không trở thành những cuộc cãi vã vô ích và nhàm chán.
Một trong những cách thức giúp nuôi dưỡng sự phong phú nội tâm chính là “cầu nguyện, đọc sách, suy tư cá nhân và cởi mở với xã hội.” (Ibid., 141)
Khi một người được nuôi dưỡng trong sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, họ sẽ có khả năng đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống hôn nhân với sự bình tĩnh và hiểu biết hơn.
Nhờ suy tư, đọc sách và cầu nguyện, các cuộc trò chuyện sẽ dễ dàng hơn và không trở thành những cuộc cãi vã vô ích và nhàm chán.
- Ảnh trong bài: Canva
Phải làm gì?
Docat 123: Hôn nhân là gì?
Hôn nhân là mối liên kết giữa một người nam và một người nữ được sắp đặt để mang lại điều tốt đẹp cho đôi hôn phối và hướng tới việc sinh sản và giáo dục con cái (CCC 1601). Đặc điểm cốt yếu của hôn nhân là lời hứa của hai người trao cho nhau để yêu thương nhau vô điều kiện và giữ lòng chung thuỷ với nhau. Một đặc điểm thiết yếu nữa của hôn nhân là tính vĩnh viễn ràng buộc: tình yêu thương và tôn trọng nhau của đôi vợ chồng phải kéo dài tới hết đời, và họ phải đồng hành và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời: “khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi đau yếu cũng như lúc mạnh khoẻ”, như họ đã thề hứa trong lễ cưới. Tuy nhiên, dù một hay cả hai người không chung thuỷ, thì cuộc hôn phối của họ vẫn tồn tại. Hôn nhân chỉ kết thúc khi một trong hai người qua đời.
Cùng chủ đề