- Chủ đề Author
- #1
Hôm 17/5, trong bài diễn văn đọc tại buổi tiếp kiến với các đại diện của Quỹ Centesimus Annus Pro Pontifice, nhằm mục đích thúc đẩy việc nghiên cứu và truyền bá học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo, Đức Giáo hoàng Lêô XIV đã không ngại khẳng định “nhồi sọ là vô đạo đức.”
“Nhồi sọ”
Các từ điển Oxford English, hay Cambridge, đều giải nghĩa chữ “indoctrination” – nhồi sọ, là “hành vi áp đặt tư tưởng một cách có hệ thống và cưỡng bức, thường thông qua việc lặp đi lặp lại và ngăn chặn thông tin trái chiều, nhằm khiến người tiếp nhận phải tiếp thu hoặc tin theo một cách mù quáng mà không có khả năng phản biện hoặc chọn lựa tự do.”
Nhồi sọ là vô đạo đức
Theo Đức Thánh cha, “nhồi sọ là vô đạo đức”, vì “nó kìm hãm sự phán đoán mang tính phê phán và làm suy yếu quyền tự do thánh thiêng của việc tôn trọng lương tâm, ngay cả khi lương tâm sai lầm. Việc nhồi sọ từ chối sự thay đổi và đóng cánh cửa giải quyết các vấn đề mới.” (hết trích)
Lời nhận xét có phần nặng nề này của Đức Thánh cha, thực ra, không đi ra ngoài những giáo huấn truyền thống lâu đời của Hội thánh về tự do, lương tâm và phẩm giá con người.
Thánh Công đồng chung Vatican II khẳng định tự do lương tâm là một quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Vì thế “không ai bị ép buộc hành động trái với lương tâm, cũng không ai bị ngăn cấm hành động theo lương tâm, dù hành động đó là riêng tư hay công khai, một mình hay cùng với người khác, trong những giới hạn chính đáng.” (Vatican II, Dignitatis Humanae, # 2)
Đức Giáo hoàng Lê ô XIII, trong Thông điệp Tân sự, mặc dù không sử dụng từ “nhồi sọ”, nhưng ngài nhiều lần lên án mọi hình thức ép buộc tư tưởng hay hành động. Theo ngài, ngay trong lãnh vực kinh tế, quan hệ lao động phải dựa trên tự do thỏa thuận; mọi bạo lực, cưỡng ép (kể cả ép giá) đều vô luân. (RN., 17)
Giáo lý của Hội thánh Công giáo số 1731 còn khẳng định: “Tự do là điều kiện không thể thiếu để một hành vi có giá trị đạo đức.”
Như vậy, việc “nhồi sọ”, tức áp đặt máy móc, bắt buộc người khác chấp nhận một tư tưởng, một giáo lý hay một ý kiến mà không có không gian cho sự phán đoán tự do và trưởng thành nội tâm, chính là vi phạm nghiêm trọng quyền tự do này.
Đó là hành vi vô đạo đức vì nó làm tổn hại đến nhân phẩm, gây tổn thương tinh thần, và ngăn cản sự phát triển của đức tin chân thực.
Lời nhận xét có phần nặng nề này của Đức Thánh cha, thực ra, không đi ra ngoài những giáo huấn truyền thống lâu đời của Hội thánh về tự do, lương tâm và phẩm giá con người.
Thánh Công đồng chung Vatican II khẳng định tự do lương tâm là một quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Vì thế “không ai bị ép buộc hành động trái với lương tâm, cũng không ai bị ngăn cấm hành động theo lương tâm, dù hành động đó là riêng tư hay công khai, một mình hay cùng với người khác, trong những giới hạn chính đáng.” (Vatican II, Dignitatis Humanae, # 2)
Đức Giáo hoàng Lê ô XIII, trong Thông điệp Tân sự, mặc dù không sử dụng từ “nhồi sọ”, nhưng ngài nhiều lần lên án mọi hình thức ép buộc tư tưởng hay hành động. Theo ngài, ngay trong lãnh vực kinh tế, quan hệ lao động phải dựa trên tự do thỏa thuận; mọi bạo lực, cưỡng ép (kể cả ép giá) đều vô luân. (RN., 17)
Giáo lý của Hội thánh Công giáo số 1731 còn khẳng định: “Tự do là điều kiện không thể thiếu để một hành vi có giá trị đạo đức.”
Như vậy, việc “nhồi sọ”, tức áp đặt máy móc, bắt buộc người khác chấp nhận một tư tưởng, một giáo lý hay một ý kiến mà không có không gian cho sự phán đoán tự do và trưởng thành nội tâm, chính là vi phạm nghiêm trọng quyền tự do này.
Đó là hành vi vô đạo đức vì nó làm tổn hại đến nhân phẩm, gây tổn thương tinh thần, và ngăn cản sự phát triển của đức tin chân thực.
Cổ võ một nền văn hóa gặp gỡ
Trước những hành vi “nhồi sọ” và hậu quả khôn lường của nó, trong bối cảnh của cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra, với những tin giả tràn lan, những hệ thống chính trị thao túng, Đức Thánh cha mời gọi mọi người cùng chung tay nỗ lực “xây dựng một nền ‘văn hóa gặp gỡ’ thông qua đối thoại và tình bằng hữu xã hội”; đồng thời, “khám phá lại, nhấn mạnh và vun đắp bổn phận đào tạo những người khác về tư duy phản biện,” chống lại mọi hình thức áp đặt tư tưởng.
Muốn được như vậy, theo Đức thánh cha, mọi thành phần dân Chúa cần phải quay về với Học thuyết Xã hội Công giáo, bởi ở nơi đó, có ‘các nguyên tắc để suy tư’, ‘các tiêu chuẩn để phê phán’, và ‘các chỉ dẫn cơ bản để hành động’ sao cho phù hợp với Tin mừng.
Muốn được như vậy, theo Đức thánh cha, mọi thành phần dân Chúa cần phải quay về với Học thuyết Xã hội Công giáo, bởi ở nơi đó, có ‘các nguyên tắc để suy tư’, ‘các tiêu chuẩn để phê phán’, và ‘các chỉ dẫn cơ bản để hành động’ sao cho phù hợp với Tin mừng.
Cùng chủ đề