Giáo hội cấm IVF, làm thế nào để đối thoại với người được sinh ra nhờ phương pháp này?

Tích cực
Tham gia
22/12/23
Bài viết
228

Khi Giáo hội Công giáo tuyên bố lập trường phản đối thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tôi có nghe gần đây câu hỏi từ một vài người bạn trẻ: Vậy chúng ta nên nói gì khi trước mặt có người được thụ thai bằng phương pháp này?​


phailamgi_Giáo hội cấm IVF, làm thế nào để đối thoại với người được sinh ra nhờ phương pháp nà...jpg


Việc trình bày lập luận đạo đức về IVF – rằng hành vi này tách rời hai ý nghĩa vốn không thể chia lìa của hành vi vợ chồng: kết hiệp yêu thương và sinh sản – thường khiến người nghe có cảm giác như thể Giáo hội đang lên án chính đứa trẻ được sinh ra từ kỹ thuật này. Cảm giác ấy có thể bị hiểu nhầm là: đứa trẻ được tạo ra như sản phẩm thay vì được thụ thai trong tình yêu thì ít giá trị hơn, hoặc không được tôn trọng như một con người.

Tuy nhiên, Giáo hội chưa bao giờ khẳng định điều đó. Trái lại, lập luận chống lại việc sinh sản nhân tạo dựa trên nền tảng rằng mỗi con người, kể cả phôi thai nhỏ bé, đều “phải được tôn trọng như một nhân vị ngay từ giây phút đầu tiên hiện hữu". Câu hỏi là về cách chúng ta đối xử với sự sống con người.

phailamgi_Giáo hội cấm IVF, làm thế nào để đối thoại với người được sinh ra nhờ phương pháp nà...jpg


Những người ủng hộ IVF thường lập luận rằng: nếu một cặp vợ chồng hoặc cá nhân muốn có con và IVF giúp họ đạt được điều đó, thì đây là điều tốt đẹp. Trong tư duy này, sự hiện hữu của đứa trẻ đồng nghĩa với tình yêu, và thế là đủ.

Lập luận này có thể diễn đạt như sau: IVF giúp những ai muốn có con được làm cha mẹ => Có con là điều tốt đẹp. Vậy IVF là tốt.

Nhưng phía phản đối lại đặt ra vấn đề sâu xa hơn: Điều cha mẹ muốn không phải lúc nào cũng là điều tốt cho đứa trẻ. Việc có con không thể chỉ là đáp ứng một “mong muốn”, mà cần tôn trọng quyền lợi, phẩm giá và hoàn cảnh đạo đức nơi sự sống được bắt đầu.

Trong khi lập luận phản đối IVF như sau: IVF tách rời kết hợp yêu thương và sinh sản trong hôn nhân => Bất kỳ điều gì tách rời tình yêu và sự sống đều không tốt. Vậy IVF là không tốt.

Cốt lõi ở đây là một cái nhìn toàn diện về hôn nhân – như một sự kết hợp giữa thân xác và linh hồn, giữa yêu thương và trao ban sự sống – và từ đó, sự sinh thành con cái chỉ nên diễn ra trong sự hợp tác với Thiên Chúa, trong chính sự hiệp thông của vợ chồng

phailamgi_Giáo hội cấm IVF, làm thế nào để đối thoại với người được sinh ra nhờ phương pháp nà...jpg


Vậy làm sao để nói về vấn đề này một cách tế nhị và đúng đắn khi đang đứng trước một người được sinh ra từ IVF?

Câu trả lời nằm ở sự phân biệt rõ ràng giữa phán đoán luân lý về hành vi và giá trị bất khả xâm phạm của con người. Giáo hội không chỉ trích đứa trẻ được sinh ra – hoàn toàn ngược lại – mà phản đối việc cha mẹ hay xã hội sử dụng kỹ thuật can thiệp sự sống mà không tôn trọng quyền của đứa trẻ.

Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo viết rõ: "Con cái không phải là một vật sở hữu, là điều gì cha mẹ có quyền ‘được có’. Chúng là hồng ân cao quý nhất của hôn nhân” (#2378). Khi người ta coi đứa trẻ là “quyền được có”, thì đứa trẻ dễ bị đối xử như một đối tượng – thay vì là một chủ thể có phẩm giá. Tình yêu, lòng trung thành và sự sống vẫn có thể sinh hoa kết trái, ngay cả từ những quyết định luân lý sai lầm.

phailamgi_Giáo hội cấm IVF, làm thế nào để đối thoại với người được sinh ra nhờ phương pháp nà...jpg


Cũng như Giáo hội không cổ vũ việc sinh con ngoài hôn nhân, nhưng vẫn yêu thương, đón nhận những đứa trẻ được sinh ra trong hoàn cảnh đó, thì với IVF cũng thế. IVF – như một hình thức thụ thai ngoài hành vi vợ chồng – là không phù hợp với trật tự luân lý. Nhưng mỗi đứa trẻ, dù được sinh ra như thế nào, đều là một quà tặng và phải được yêu thương.

Điều quan trọng nhất là: không phải lúc nào ta cũng phải trình bày đầy đủ lập luận thần học hay đạo đức. Đôi khi, cách đáp lại đúng nhất trước một con người thật là đơn giản: tôn trọng, yêu thương, đón nhận họ như một hình ảnh sống động của Thiên Chúa. Giáo hội không phán xét ai được sinh ra bằng cách nào, mà chỉ kêu gọi chúng ta sống đúng phẩm giá và yêu thương nhau.

Không có danh sách sẵn sàng những lời phải nói khi đứng trước một người được thụ thai qua IVF, nhưng luôn có một điều cần nhớ: người ấy, như tất cả chúng ta, được Thiên Chúa yêu thương và có quyền được tôn trọng như một con người – ngay từ giây phút đầu tiên của hiện hữu và cho đến mãi mãi.​

  • Ảnh trong bài: Canva

Phải làm gì?​

Docat 71: Khi nào thì một sinh linh bắt đầu là người?

Một số kẻ cho rằng chỉ khi một đứa trẻ được sinh ra đời, thì nó mới là con người. Một số kẻ khác còn lập luận rằng: ai đó chỉ thật sự là người khi người đó có thể suy nghĩ và quyết định. Những kẻ khác nữa ấn định thời điểm bắt đầu làm người là khi tế bào não gốc hình thành, hay khi không còn có thể phân chia đồng nhất. Giáo Hội bác bỏ tất cả các kiểu giải thích trên, và khẳng định rằng: Sự sống của mỗi con người bắt đầu ngay khi trứng kết hợp với tinh trùng thành tế bào đầu tiên. Về điều này, quan điểm của Giáo Hội cũng tương hợp với khoa học và với trí phán đoán lành mạnh thông thường: Ngay tại thời điểm sớm nhất của giai đoạn phôi thai sau khi thụ tinh, sự sống phát sinh từ đó đã là của một con người hoàn chỉnh, và như vậy, được ban cho phẩm giá thuộc về con người. Phải thể hiện sự tôn trọng đối với phẩm giá này của thai nhi và của những thành viên yếu đuối nhất trong xã hội (x. DP 5).​
 

[Trực tiếp] Thánh lễ khai mạc Sứ vụ Phêrô của đức tân giáo hoàng Lêô XIV | Chúa Nhật ngày 18/05/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô tại quảng trường Thánh Phêrô, chính thức khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài. Thánh lễ trọng thể này quy tụ đông đảo hồng y, giám mục, linh mục và các đoàn đại biểu quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới. Vatican News Tiếng Việt sẽ truyền hình trực tiếp thánh lễ vào lúc 10:00 (giờ Roma) – 15:00 (giờ Việt Nam). Link xem trực tiếp sẽ được cập nhật bên dưới.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên