Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 902
- Chủ đề Author
- #1
Dưới triều Nguyễn, đặc biệt dưới thời vua Tự Đức, Giáo hội Công giáo Việt Nam phải đối mặt với những cuộc bách hại khốc liệt giữa bối cảnh đất nước dần rơi vào tay thực dân Pháp. Phong trào Văn Thân, xuất phát từ sự thù ghét Công giáo của giới sĩ phu, đã nhắm vào người Công giáo như một đối tượng phản bội dân tộc, gây ra hàng loạt cuộc tàn sát đẫm máu. Tuy nhiên, bất chấp bách hại, Giáo hội vẫn không ngừng phát triển, chứng minh sức sống mạnh mẽ của đức tin và sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống dân tộc. Lúc này, Giáo hội Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển.
Giai đoạn phát triển (1885 - 1960)
Sau Hiệp ước Giáp Thân (6/6/1884), Việt Nam được chia thành ba kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.
Năm 1887, ba năm sau Hiệp ước Giáp thân, nhất là sau khi phong trào Văn Thân hưởng ứng hịch cần vương (1885) bị dập tắt, Pháp dần dần dựng lên các đồn bốt khắp tất cả các phủ huyện. Công việc bình định Trung Kỳ và Bắc Kỳ coi như hoàn tất. Các phong trào kháng Pháp phải rút vào chiến khu(52) hay hoạt động bí mật. Kể từ đây, Giáo hội Công giáo Việt Nam được hoạt động công khai, không còn những chỉ dụ cấm đạo và những cuộc bách hại quy mô. Nhưng, “tinh thần chống Pháp vẫn mạnh mẽ trong nhân dân. Song song với sự căm ghét thực dân Pháp là sự căm ghét công giáo”.(53) Sở dĩ như vậy, bởi vì, do tuyên truyền cùng ảnh hưởng của hịch cần vương, dưới thời Văn Thân, các làng ngoại đa phần tham gia phong trào “bình Tây, sát Tả”, nên sau khi bị quân đội Pháp đàn áp hoặc bị đe dọa, sự thù ghét Công giáo trong nhân dân ngày càng gia tăng, chẳng hạn, “một tân tòng của một làng người ngoại theo đạo liền sẽ bị dân làng tẩy chay” hoặc “bị tố cáo lên quan huyện về một tội danh vô cớ nào đó”.(54) Ở Thanh Hóa, mãi tới năm 1938-1939, còn xảy ra nhiều cuộc xô xát giữa người ngoại với các dự tòng và tân tòng.(55) Không chỉ có vậy, sự chống đối Công giáo còn lên lỏi vào từng gia đình người Việt. Việc bảo thủ giữ truyền thống cùng nhận thức sai lạc về đạo Công giáo do hiểu lầm, “những ấn tượng về một đạo Thiên Chúa xa rời dân tộc, vọng ngoại, vẫn còn đó trong tâm trí nhiều người Việt Nam cho tới tận hôm nay.”(56)
Có thể nói, kể từ khi Pháp hoàn tất quá trình xâm lược Việt Nam và tổ chức bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh từ trung ương tới địa phương, và để Giáo hội Công giáo được tự do hoạt động, mặc dù vẫn còn đó những chống đối ngấm ngầm, “số tín hữu Công giáo tăng rất nhanh. Các giáo phận cũng được chia nhỏ cho phù hợp với sự gia tăng các tín hữu... Tại Bắc kỳ, năm 1895, giáo phận Tây Đàng Ngoài được chia thành giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) và giáo phận Đoài (Hưng Hóa). Năm 1902, giáo phận Tây Đàng Ngoài lại được chia nhỏ thành giáo phận Tây và giáo phận Thanh (Phát Diệm). Năm 1913, giáo phận Bắc Đàng Ngoài lại chia nhỏ thành giáo phận Bắc (Bắc Ninh) và Phủ Doãn Tông Tòa Cao Bằng – Lạng Sơn. Ngày 24/12/1924, Tòa thánh đổi tên các giáo phận Tông Tòa tại Việt Nam theo địa hạt hành chánh, nơi đặt tòa giám mục như hiện nay...Năm 1925, Tòa thánh thiết lập tòa Khâm sứ ở Đông Dương và đặt tại Phủ Cam (Huế)...Nhiều giáo phận mới được thành lập sau đó, như: giáo phận Thanh Hóa (1932) tách từ Phát Diệm, giáo phận Thái Bình (1936) từ Bùi Chu, giáo phận Vĩnh Long (1938) từ Sài Gòn.”(57)
Các cơ sở vật chất, như: tòa giám mục, nhà thờ, nhà xứ, chủng viện(58), nhà in(59), trường học(60), viện dưỡng lão, cô nhi viện được dựng lên khắp nơi. Nhiều dòng tu từ Pháp và các nước khác đến đặt cơ sở tại Việt Nam”(61) Bên cạnh việc phát triển cơ sở vật chất, trong giai đoạn này, nhiều Công đồng địa phương đã được khai mở để củng cố và định hướng cho sứ vụ truyền giáo tại Việt Nam, như: Công đồng Kẻ Sặt, năm 1900, bàn về việc cai quản các địa phận và nhiều vấn đề liên quan tới nội bộ của Giáo hội; Công đồng Kẻ Sở, năm 1912, tiếp tục hoàn thiện các hướng dẫn về việc cai quản địa phận đã được bàn tại Công đồng Kẻ Sặt; Công đồng Đông Dương, năm 1934, bàn về nhiều vấn đề như phụng vụ, bảo vệ và truyền bá đức tin, tài sản của Giáo hội...ngoài các Công đồng, tại miền Bắc, các đức giám mục còn tổ chức các Hội nghị khoáng đại, quy tụ đầy đủ các đấng bản quyền các địa phận miền Bắc, tại Tam Đảo vào các năm 1919, 1922.(62)
Một thống kê(63) vào năm 1939 cho thấy, dân số Việt Nam khi đó có khoảng 23.193.769 người, trong đó có 1.544.765 tín hữu Công giáo, với 319 linh mục thừa sai và 1.343 linh mục bản xứ; đa số giáo dân tập trung tại miền Bắc với 1.151.653 giáo dân, trên tổng số 12.763.769 người; miền Trung có 170.575 giáo dân trên tổng số 3.970.000 người và miền Nam có 222.539 giáo dân, trên tổng số 6.460.000 người.
Năm 1954, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, với hiệp định Genève ngày 20/7/1954, quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, nước Việt Nam bị chia thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Cuộc di cư vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc bắt đầu. Có khoảng 820.000 người, trong đó khoảng 75% là người Công giáo, đã lên đường vào Nam và hơn 150.000 người, đa số là các đảng viên cộng sản, những người chiến đấu trong chiến khu… từ miền Nam chuyển ra miền Bắc, theo diện mà những người cộng sản gọi bằng mỹ từ: “tập kết ra Bắc”(64).
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, biến cố di cư năm 1954 đã làm thay đổi cục diện phân bổ người Công giáo ở cả hai miền. Trong khi dân số Công giáo tại miền Nam tăng đột biến, thì tại miền Bắc người Công giáo chỉ còn phân nửa so với trước di cư. Những giáo phận có đông người Công giáo di cư phải kể đến: Phát Diệm với 80.000 người chiếm 72,7% dân số Công giáo của địa phận thời đó; Bùi Chu với 150.000 người chiếm 71,7%; Thái Bình 80.000 chiếm 57,1%... Không chỉ có giáo dân lên đường vào Nam, một số giám mục cũng lên đường đưa con chiên vào vùng đất mới, như: Đức cha Tađêo Lê Hữu Từ (Giáo phận Phát Diệm), Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi (Giáo phận Bùi Chu), Đức cha Giuse Trương Cao Đại (Giáo phận Hải Phòng). Tại nhiều giáo phận, sau di cư, số lượng các linh mục giảm sút đáng kể. Có những giáo phận số lượng linh mục di cư quá phân nửa, như Thanh Hóa (88,9%), Phát Diệm (87,4%), Hải Phòng (80,6%), Bùi Chu (77,7%). Có những giáo phận chỉ còn một linh mục duy nhất như giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng(65).
Năm 1887, ba năm sau Hiệp ước Giáp thân, nhất là sau khi phong trào Văn Thân hưởng ứng hịch cần vương (1885) bị dập tắt, Pháp dần dần dựng lên các đồn bốt khắp tất cả các phủ huyện. Công việc bình định Trung Kỳ và Bắc Kỳ coi như hoàn tất. Các phong trào kháng Pháp phải rút vào chiến khu(52) hay hoạt động bí mật. Kể từ đây, Giáo hội Công giáo Việt Nam được hoạt động công khai, không còn những chỉ dụ cấm đạo và những cuộc bách hại quy mô. Nhưng, “tinh thần chống Pháp vẫn mạnh mẽ trong nhân dân. Song song với sự căm ghét thực dân Pháp là sự căm ghét công giáo”.(53) Sở dĩ như vậy, bởi vì, do tuyên truyền cùng ảnh hưởng của hịch cần vương, dưới thời Văn Thân, các làng ngoại đa phần tham gia phong trào “bình Tây, sát Tả”, nên sau khi bị quân đội Pháp đàn áp hoặc bị đe dọa, sự thù ghét Công giáo trong nhân dân ngày càng gia tăng, chẳng hạn, “một tân tòng của một làng người ngoại theo đạo liền sẽ bị dân làng tẩy chay” hoặc “bị tố cáo lên quan huyện về một tội danh vô cớ nào đó”.(54) Ở Thanh Hóa, mãi tới năm 1938-1939, còn xảy ra nhiều cuộc xô xát giữa người ngoại với các dự tòng và tân tòng.(55) Không chỉ có vậy, sự chống đối Công giáo còn lên lỏi vào từng gia đình người Việt. Việc bảo thủ giữ truyền thống cùng nhận thức sai lạc về đạo Công giáo do hiểu lầm, “những ấn tượng về một đạo Thiên Chúa xa rời dân tộc, vọng ngoại, vẫn còn đó trong tâm trí nhiều người Việt Nam cho tới tận hôm nay.”(56)
Có thể nói, kể từ khi Pháp hoàn tất quá trình xâm lược Việt Nam và tổ chức bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh từ trung ương tới địa phương, và để Giáo hội Công giáo được tự do hoạt động, mặc dù vẫn còn đó những chống đối ngấm ngầm, “số tín hữu Công giáo tăng rất nhanh. Các giáo phận cũng được chia nhỏ cho phù hợp với sự gia tăng các tín hữu... Tại Bắc kỳ, năm 1895, giáo phận Tây Đàng Ngoài được chia thành giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) và giáo phận Đoài (Hưng Hóa). Năm 1902, giáo phận Tây Đàng Ngoài lại được chia nhỏ thành giáo phận Tây và giáo phận Thanh (Phát Diệm). Năm 1913, giáo phận Bắc Đàng Ngoài lại chia nhỏ thành giáo phận Bắc (Bắc Ninh) và Phủ Doãn Tông Tòa Cao Bằng – Lạng Sơn. Ngày 24/12/1924, Tòa thánh đổi tên các giáo phận Tông Tòa tại Việt Nam theo địa hạt hành chánh, nơi đặt tòa giám mục như hiện nay...Năm 1925, Tòa thánh thiết lập tòa Khâm sứ ở Đông Dương và đặt tại Phủ Cam (Huế)...Nhiều giáo phận mới được thành lập sau đó, như: giáo phận Thanh Hóa (1932) tách từ Phát Diệm, giáo phận Thái Bình (1936) từ Bùi Chu, giáo phận Vĩnh Long (1938) từ Sài Gòn.”(57)
Các cơ sở vật chất, như: tòa giám mục, nhà thờ, nhà xứ, chủng viện(58), nhà in(59), trường học(60), viện dưỡng lão, cô nhi viện được dựng lên khắp nơi. Nhiều dòng tu từ Pháp và các nước khác đến đặt cơ sở tại Việt Nam”(61) Bên cạnh việc phát triển cơ sở vật chất, trong giai đoạn này, nhiều Công đồng địa phương đã được khai mở để củng cố và định hướng cho sứ vụ truyền giáo tại Việt Nam, như: Công đồng Kẻ Sặt, năm 1900, bàn về việc cai quản các địa phận và nhiều vấn đề liên quan tới nội bộ của Giáo hội; Công đồng Kẻ Sở, năm 1912, tiếp tục hoàn thiện các hướng dẫn về việc cai quản địa phận đã được bàn tại Công đồng Kẻ Sặt; Công đồng Đông Dương, năm 1934, bàn về nhiều vấn đề như phụng vụ, bảo vệ và truyền bá đức tin, tài sản của Giáo hội...ngoài các Công đồng, tại miền Bắc, các đức giám mục còn tổ chức các Hội nghị khoáng đại, quy tụ đầy đủ các đấng bản quyền các địa phận miền Bắc, tại Tam Đảo vào các năm 1919, 1922.(62)
Một thống kê(63) vào năm 1939 cho thấy, dân số Việt Nam khi đó có khoảng 23.193.769 người, trong đó có 1.544.765 tín hữu Công giáo, với 319 linh mục thừa sai và 1.343 linh mục bản xứ; đa số giáo dân tập trung tại miền Bắc với 1.151.653 giáo dân, trên tổng số 12.763.769 người; miền Trung có 170.575 giáo dân trên tổng số 3.970.000 người và miền Nam có 222.539 giáo dân, trên tổng số 6.460.000 người.
Năm 1954, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, với hiệp định Genève ngày 20/7/1954, quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, nước Việt Nam bị chia thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Cuộc di cư vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc bắt đầu. Có khoảng 820.000 người, trong đó khoảng 75% là người Công giáo, đã lên đường vào Nam và hơn 150.000 người, đa số là các đảng viên cộng sản, những người chiến đấu trong chiến khu… từ miền Nam chuyển ra miền Bắc, theo diện mà những người cộng sản gọi bằng mỹ từ: “tập kết ra Bắc”(64).
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, biến cố di cư năm 1954 đã làm thay đổi cục diện phân bổ người Công giáo ở cả hai miền. Trong khi dân số Công giáo tại miền Nam tăng đột biến, thì tại miền Bắc người Công giáo chỉ còn phân nửa so với trước di cư. Những giáo phận có đông người Công giáo di cư phải kể đến: Phát Diệm với 80.000 người chiếm 72,7% dân số Công giáo của địa phận thời đó; Bùi Chu với 150.000 người chiếm 71,7%; Thái Bình 80.000 chiếm 57,1%... Không chỉ có giáo dân lên đường vào Nam, một số giám mục cũng lên đường đưa con chiên vào vùng đất mới, như: Đức cha Tađêo Lê Hữu Từ (Giáo phận Phát Diệm), Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi (Giáo phận Bùi Chu), Đức cha Giuse Trương Cao Đại (Giáo phận Hải Phòng). Tại nhiều giáo phận, sau di cư, số lượng các linh mục giảm sút đáng kể. Có những giáo phận số lượng linh mục di cư quá phân nửa, như Thanh Hóa (88,9%), Phát Diệm (87,4%), Hải Phòng (80,6%), Bùi Chu (77,7%). Có những giáo phận chỉ còn một linh mục duy nhất như giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng(65).
Nhà thờ chính tòa Thái Bình xưa. Ảnh: Nguyễn Long
Điều đáng nói không chỉ là số lượng các giáo sĩ, giáo dân Công giáo dịch chuyển vào miền Nam để tránh đại họa Cộng sản để lại một khoảng trống lớn về nhân lực mà chính cuộc di cư ồ ạt của mọi thành phần dân Chúa Giáo tỉnh Hà Nội đã mang đi tất cả những gì là tinh hoa của Giáo hội miền Bắc lúc bấy giờ. Nhà thờ trống vắng các con chiên. Các linh mục, các trí thức Công giáo, những giáo dân nhiệt thành cùng các chủ chăn lên đường vào Nam. Những người còn ở lại, hoặc là vì không muốn rời bỏ quê cha đất tổ, hoặc là vì gia đình có người già không đủ sức khỏe để lên đường, cũng có những người vì có mối liên hệ với Việt Minh trước đó và đang trông chờ Việt Minh nắm quyền nên họ đã vui mừng ở lại.
Theo Peter Hansen, tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của cuộc “di cư vĩ đại” này dường như không dễ dàng và càng không giống như những gì kiến thức lịch sử chính thống của “bên thắng cuộc” đã hình dung, rằng CIA đã đứng đằng sau cuộc di cư của người Công giáo bằng cách tung ra đòn đánh tâm lý chiến, đánh vào sự mê tín của những người Công giáo bằng cách phao tin “Chúa đã vào Nam”, rằng cuộc di cư lần này là do “Đế quốc Mỹ và bè lũ Ngô Đình Diệm” dụ dỗ và ép buộc. Trong thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau thúc đẩy người Công giáo bất chấp nguy hiểm vượt vĩ tuyến 17 vào Nam, trong đó lý do chủ yếu là nhằm tránh sự đàn áp tôn giáo cùng niềm tin nơi lời của các vị mục tử dẫn dắt họ. Cuộc di cư này với khoảng gần một nửa tổng số các giáo dân các giáo phận miền Bắc đã tạo nên khoảng trống vô cùng lớn, biến dạng hoàn toàn các cơ chế trong Giáo hội miền Bắc,(66) đồng thời cũng làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc của Giáo hội Công giáo ở miền Nam.
Tại miền Nam, do số tín hữu đông đảo từ miền Bắc chuyển vào, nhiều giáo phận mới ở miền Nam được thành lập: giáo phận Cần Thơ (1955) được tách ra từ giáo phận Nam Vang; giáo phận Nha Trang (1957) được tách ra từ giáo phận Qui Nhơn.
Ngày 24/11/1960, Tòa thánh thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam với ba giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn và thành lập thêm các giáo phận mới, như: Đà Lạt, Mỹ Tho từ giáo phận Sài Gòn và giáo phận Long Xuyên tách ra từ giáo phận Cần Thơ. Lúc này (1960), Giáo hội Việt Nam có 20 giáo phận, 23 giám mục, 1.944 linh mục, 5.789 tu sĩ nam nữ, 1.530 chủng sinh, 2.094.540 giáo dân trên tổng số 30.172.000 dân, chiếm tỷ lệ 6,9% dân số.(67)
Chú thích:
(52) Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, Bắc Giang; Nguyễn Thiện Thuật ở Bãi Sậy, Hải Dương; Tống Duy Tân ở Hùng Lĩnh, Thanh Hóa; Phan Đình Phùng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
(53) Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 295.
(54) x. Ibid, 295-297.
(55) Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 298.
(56) Ibid., 304.
(57) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2016, 187.
(58) Vào thời Pháp thuộc, tất cả các giáo phận đều có tiểu chủng viện, chỉ một số địa phận có Đại chủng viện, như: Sài Gòn, Qui Nhơn, Huế, Vinh, Phát Diệm, Hà Nội, Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh. (59) Một số nhà in nổi tiếng, như nhà in Kẻ Vĩnh, Kẻ Nhàu, Kẻ Sở, Trung Hòa (Hà Nội), nhà in Phú Nhai (Bùi Chu), nhà in Tân Định (Sài Gòn), nhà in Làng Sông (Qui Nhơn), nhà in Thiện Bản (Phát Diệm).
(60) Ngày nay, không thể có được những thống kê đầy đủ về các trường học Công giáo thời thuộc Pháp. Nhưng có điều chắc chắn là “địa phận nào cũng có trường học, ít nữa là cho tới cấp sơ học” (x. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 760-767).
(61) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2016, 187.
(62) x. Trương Bá Cần, Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, tập II, 729-737.
(63) Niên Giám Công Giáo 1964, 199.
(64) x. Nguyễn Ngọc Nam Phong, C.Ss.R, Mười Năm Thái Hà – Tòa Khâm Sứ, 10.
(65) x. Lê Ngọc Bích, Nhân Vật Công Giáo Việt Nam: Các Vị Giám Mục Một Thời Đã Qua Đời (1933-1985).
(66) x. Peter Hansen, Bac di cư: Catholic Refusees from the North of Viêt Nam and Their Role in the Southern Republic, 1954-1959, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 4, No.3, pp. 173-211.
(67) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2016, 188.
Cùng chủ đề