Thành viên
- Tham gia
- 10/12/24
- Bài viết
- 43
- Chủ đề Author
- #1
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II từng đề cập Loan báo Tin Mừng hay truyền giáo "là công việc phục vụ đầu tiên mà Giáo hội có thể thực hiện đối với mọi người và toàn thể nhân loại" (Redemptoris Missio, số 2).
Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo (số1655) giải thích "Ngay từ khi mới thành lập, hạt nhân của Giáo hội thường là những người, 'cùng với toàn thể gia đình mình', đã trở thành tín đồ (x. Công vụ 18:8). Khi họ được cải đạo, họ cũng mong muốn rằng “cả nhà mình” được cứu (x. Công vụ 16:31 ; 11:14). Những gia đình này là những hòn đảo của đời sống Kito giáo trong một thế giới không có đức tin.
Đây là cách mà Giáo hội sơ khai, sau Lễ Ngũ Tuần, tổ chức thành các gia đình hoặc nhóm gia đình. Theo Công vụ Sứ đồ, các Kitô hữu chủ yếu gặp nhau tại nhà để cầu nguyện, tham dự thánh lễ và giao lưu, tương tác phong phú (Công vụ 2:42).
‘Nhà thờ tại gia’ là nền tảng của nhà thờ địa phương, góp phần định hình quan trọng trong sự phát triển của nhà thờ ban đầu.
Thánh Gioan Chrysostom (sinh tại nước Thổ nhĩ Kỳ vào năm 334 tại Antiokia. Người ta gọi Ngài là Gioan thành Antiokia. Ngài được mệnh danh là Kim Khẩu: “Chrysostome” bởi vì miệng ngài khi giảng thì luôn luôn tuôn ra những lời quí như vàng) Thánh nhân có tài hùng biện và trí khôn ngoan minh mẫn hiếm có, một giáo phụ của Giáo hội, viết: "Hãy biến ngôi nhà của bạn thành một nhà thờ, nơi thực sự có thánh vịnh, lời cầu nguyện, các bài thánh ca của các tiên tri, người ta không nhầm khi muốn gọi một cuộc họp như vậy là một nhà thờ.” (Thánh Gioan Chrysostom, Luận giải Tv 41, 2)
Mô hình giáo hội tại gia của Thánh Gia Thất Nazareth: "Thật vậy, ngôi nhà Nazareth là trường cầu nguyện, nơi người ta học cách lắng nghe, suy niệm, thấu hiểu ý nghĩa sâu xa của sự biểu lộ của Con Thiên Chúa, noi gương Đức Maria, Thánh Giuse và Chúa Giêsu" (Đức GH Biển Đức XVI, Buổi tiếp kiến chung, thứ Tư, ngày 28 tháng 12 năm 2011).
Diễn văn của Thánh GH Phaolô VI, tại Nazareth, ngày 5 tháng 1 năm 1964: "Ồi ! Nếu sự im lặng được tái sinh, bầu khí im lặng đó đáng trân trọng và tâm hồn chúng ta không thể thiếu nó: chúng ta đã bị choáng ngợp bởi quá nhiều tiếng ồn ào, náo nhiệt và cả những âm thanh nhỏ bé luôn xuất hiện trong cuộc sống của thời đầy dãy hỗn loạn. Ồi ! "Sự im lặng của Nazareth, xin dạy chúng con kiên định trong những suy nghĩ ngay lành của sự tìm kiếm đời sống nội tâm, sẵn sàng lắng nghe tiếng thì thầm của Thiên Chúa và lời khuyên răn của những bậc thầy đích thực".
Với thánh GH Phaolô VI "gia đình" phải là không gian nơi Tin Mừng được truyền tải và từ đó Tin Mừng lan tỏa. (…) một gia đình như thế trở thành nhà truyền giáo cho nhiều gia đình khác và cho môi trường mà gia đình đó hòa nhập (Evangelii Nuntiandi, số 71).
Ảnh: The Catholic Reader
Thánh GH Gioan Phaolô II nhấn mạnh đến chiều kích truyền giáo của gia đình, giải thích gia đình "nhận được sứ mệnh bảo vệ, biểu lộ và truyền đạt tình yêu" (Familiaris Consortio, số17).
Do đó, trở thành một Giáo hội tại gia là cố gắng noi gương Thánh Gia Thất có Chúa Giêsu ở trung tâm. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ sống những khía cạnh khác nhau của sứ mệnh Giáo hội: cầu nguyện, truyền giáo, dạy giáo lý, tình huynh đệ và bác ái.
Cuối cùng, chúng ta cần nhận rõ việc đặt Chúa Giêsu vào trung tâm gia đình, trên hết, đó là một thái độ và một khuynh hướng nội tâm, đó là ở lại với Người, nghĩ về Người, yêu mến Người và muốn chia sẻ sứ mệnh của Người.
Nơi nào có tình yêu của Chúa Giêsu, nơi đó có Giáo hội!
Nguồn : Faire-eglise-a-la-maison của Giáo phận Pembrokediocese.com
Cùng chủ đề