Tìm hiểu về giá trị dân chủ

5.00 star(s) 2 Votes
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
44

Tại sao phải học về dân chủ? Vì tự do có thể là khát vọng bẩm sinh, nhưng thực hành dân chủ thì phải học mới biết. Cùng phân tích và lý giải vì sao dân chủ là con đường xây dựng xã hội tốt đẹp.


Dân chủ là gì?​

Dân chủ (demos kratos: tiếng Hy Lạp) có nghĩa là chính quyền của nhân dân hay sự cai trị của dân.

Theo Abraham Lincoln (tổng thống Hoa Kỳ) cho rằng dân chủ là chính quyền của dân, do dân và vì dân

Các nhà chính trị học hiện đại định nghĩa dân chủ là hình thức tổ chức chính trị của xã hội dựa trên sự công nhận nhân dân như là nguồn gốc của quyền lực, dựa trên quyền của nhân dân tham gia giải quyết những vấn đề của quốc gia và trao cho công dân một loạt quyền và quyền tự do thực sự, quyền làm một thành viên bình đẳng trong một tập thể, quyền có điều kiện thể hiện quan điểm của mình và được lắng nghe.

phailamgi_Tìm hiểu về giá trị dân chủ_cv1.jpg
Những người ủng hộ ứng viên tổng thống Kha Văn Triết (Ko Wen-je), đảng Nhân Dân Đài Loan (TPP) trong một cuộc vận động tranh cử ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 12/01/2024

Có nhiều định nghĩa về dân chủ, bạn có thể tra cứu cuốn từ điển bách khoa toàn thư để tìm một định nghĩa khác, phù hợp với mình hơn

Dân chủ có nhiều sức hấp dẫn bởi vì nó tạo điều kiện cho sự tham gia của moi người, và trao quyền được tham gia vào đời sống của đất nước, tập thể, gia đình,…

Bản chất của dân chủ là quyền tự do cá nhân, tôn trọng cá nhân, công nhận phẩm giá vốn có của mọi thành viên trong gia đình nhân loại, công nhận các quyền bình đẳng và bất khả phân của họ là cơ sở của tự do, công bằng và hòa bình… theo lời nói đầu của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã viết như thế.

Dân chủ đòi hỏi quyền bình đẳng của tất cả mọi người, không phân biệt màu da, giới tính, chủng tộc, văn hóa, tôn giáo, tài sản, quyền lực,… Bình đẳng ở đây là bình đẳng về cơ hội, bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trong việc chọn người đại diện. Không phải là mọi người phải sống như nhau, đọc cùng loại sách, thu nhập như nhau.

Vì thế, giá trị dân chủ là con đường dẫn tới một xã hội tiến bộ, nhân văn.


phailamgi_Tìm hiểu về giá trị dân chủ_cv2.jpg
Hình chụp ngày 4/1/2020 tại cuộc tập trung của những người ủng hộ ứng cử viên Hàn Quốc Du (thứ 4 bên trái trên áp phích) thuộc Quốc Dân Đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Đài Loan

Thành tố ảnh hưởng đến giá trị dân chủ​

Theo cá nhân, có ba yếu tố ảnh hưởng đến dân chủ, đó là xã hội dân sự, giá trị đạo đức mà người dân cùng chia sẻ, điều kiện kinh tế - xã hội​

Xã hội dân sự​

Xã hội dân sự là xã hội trong đó các hiệp hội khác nhau của quần chúng (đảng, công đoàn, hợp tác xã…) đóng vai trò cầu nối giữa cá nhân với nhà nước và không để cho nhà nước thoán đoạt, áp bức cá nhân. Khi có xã hội dân sự, chính phủ cùng tồn tại với các hiệp hội, nhóm khác nhau

Các tổ chức của xã hội dân sự tồn tại theo pháp luật và bằng uy tín của mình độc lập với chính phủ

Là thành viên của tổ chức đó, công dân có thể có những đóng góp tích cực vào công việc của tổ chức. Các thiết chế công dân đó không phải được thành lập theo lệnh trên mà do sự tự nguyện và ước muốn của chính các công dân.

Rất nhiều tổ chức nêu trên có thể tồn tại trong xã hội phi dân chủ, nhưng bị chính quyền kiểm soát gắt gao. Các tổ chức phải được nhà nước cho phép, đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ và phải thường xuyên báo cáo kết quả công việc cho các cơ quan chính quyền.

Trong xã hội dân sự, nhà nước đóng vai trò là người thể hiện sự thỏa hiệp của các lực lượng khác nhau.

Quyền lợi của thiểu số, hoặc tập thể sẽ được thể hiện bởi các tổ chức dân sự. Điều đó cho phép mọi người thực hiện quyền và trách nhiệm công dân của mình, tạo ảnh hưởng tác động dến các quyết định chính trị.

Giá trị đạo đức cùng chia sẻ​

Các điều kiện quan trọng để duy trì chế độ dân chủ là: khả năng thỏa hiệp, lòng khoan dung, tôn trọng cá nhân con người, giải quyết xung đột bằng phương pháp hòa bình

Mỗi kỹ năng trong số đó đều quan trọng cho việc đưa ra các quyết định một cách dân chủ, không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà cả trong các lĩnh vực khác của đời sống.

Những kỹ năng này xuất phát từ đâu? Thiết nghĩ, bắt đầu từ chính kinh nghiệm tham gia và công sức xây dựng hội đoàn. Cũng xuất phát từ giáo dục của gia đình, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo địa phương.

Bên cạnh đó, các thành tố khác như điều kiện tự do kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng lớn đến ý thức dân chủ.

Góc nhìn từ Docat​

Giáo huấn xã hội Công giáo ủng hộ chế độ dân chủ, tuy nhiên, không có nghĩa là giáo hội phải đồng ý với mọi quyết định mà một xã hội được gọi là “dân chủ” đưa ra. Trong phán đoán của giáo hội về đạo đức, thường có lập trường đối kháng với các quyết định của các quan chức được bầu chọn, ví dụ: không ủng hộ hợp pháp hóa phá thai, hôn nhân đồng giới, nghiên cứu phôi người, an tử… Giáo hội phê phán những đường lối phát triển kiểu đó.

Người Ki-tô hữu được kêu gọi tham gia tích cực vào chính trị, tranh đấu cho những giá trị của nhân quyền và tính thiêng liêng của sự sống con người, cũng như đưa các giá trị đó vào các quyết định chính trị (docat 220)

phailamgi_Tìm hiểu về giá trị dân chủ_1.jpg
Một cuộc biểu tình ở Sài Gòn năm 1965. Ảnh: AP.

Giáo hội có dè dặt trước chế độ dân chủ không? (Docat 221)​

Giáo hội duy trì quyền được đứng tách riêng khỏi mọi hình thức tổ chức chính trị trong lĩnh vực phê phán. Giáo hội ưu ái và ủng hộ các hình thức lãnh đạo dân chủ, nhưng không lý tưởng hóa chúng. Dân chủ cũng chỉ là một hệ thống không thể miễn nhiễm trước sai sót và nhầm lẫn. Giáo huấn xã hội Công giáo quan tâm đến các nguyên tắc đạo đức nền tảng của đời sống xã hội và không chú ý tới “các vấn đề chuyên môn” của tổ chức chính trị.

Tóm lại, dân chủ là sự tham gia, làm chủ của nhân dân, phục vụ tiến bộ và công bằng xã hội. Có nhiều yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc duy trì dân chủ như kinh tế - xã hội, xã hội dân sự, đạo đức cộng đồng.

Giáo hội có tiếng nói độc lập trước hiện thực dân chủ. Là một trong nhiều thành tố kiến tạo nên văn hóa chính trị. Quan điểm cốt lõi là: phẩm giá mà mỗi người sở hữu, không phụ thuộc vào nguồn gốc và sự sinh trưởng của người ấy, “con người là hình ảnh của Thiên Chúa”. Điều đó tách người ta ra khỏi sự tác động của bất cứ cộng đồng chính trị nào cố áp đặt sự chuyên quyền lên người ấy. Phẩm giá của mỗi cá nhân là nền tảng đạo đức đích thực để dân chủ hóa quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết định chính trị. (Docat 205)

phailamgi_Tìm hiểu về giá trị dân chủ_2.jpg
ĐTC gặp gỡ các tham dự viên Đại hội toàn quốc của Phong trào Dấn thân Giáo dục của Công giáo Tiến hành Ý vào sáng ngày 31/10/2024
 

Người trẻ nói gì về Loan báo Tin Mừng | Phải làm gì?

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên