- Chủ đề Author
- #1
Tại Việt Nam, hầu hết các di sản vật thể liên quan đến đức tin Công giáo từ nửa đầu thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 19 đều không còn, bởi lẽ trong thời kỳ này, Giáo Hội bị bách hại và vì vậy các giáo đoàn không thể xây dựng các cơ sở bề thế như những đình chùa cùng thời của Khổng giáo và Phật giáo và nếu có thì cũng bị nhà cầm quyền đốt phá.
Nhà thờ giáo xứ Pleichuet - Giáo phận Kontum. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa/Phailamgi.com
Từ cuối thế kỷ 19, khi Triều đình Nhà Nguyễn nhìn nhận Công giáo là một tôn giáo hợp pháp thì các giáo đoàn mới bắt đầu xây dựng cơ sở vật chất kiên cố bằng gạch, đá, gỗ. Những công trình đầu tiên thuộc dạng này là nhà thờ Chính toà Sài Gòn, tu viện Dòng Saint Paul Sài Gòn, nhà thờ Chính toà Sở Kiện, nhà thờ Chính toà Hà Nội, nhà thờ Phát Diệm, Nhà thờ Chính toà Bùi Chu, Nhà thờ Chính toà Xã Đoài, Nhà thờ Chính toà Huế.
Công cuộc xây dựng này tiếp tục trong 4 thập niên đầu của thế kỷ XX. Cũng với các thánh đường là các nhà chung (toà giám mục), nhà xứ, tu viện được xây dựng ở khắp các địa phương có người Công giáo, trong đó những thánh đường xinh xắn và độc đáo nhất tập trung nhiều ở Bùi Chu, Thái Bình, Hải Phòng, Huế và một số ở Hà Nội, Phát Diệm, Sài Gòn, Kontum, Đà Nẵng.
Nhà thờ chính tòa cũ Giáo phận Thái Bình. Ảnh: nguyenlong17/phailamgi.com
Từ năm 1939-1940 trở đi rất hiếm nhà thờ hoặc nhà xứ kiên cố nào còn được xây dựng, vì lẽ chiến tranh thế giới II bùng nổ, Nhật vào Việt Nam và sau đó là Chiến tranh Pháp-Việt (1945-1954).
Từ năm 1954 trở đi, ở Miền Bắc, không một nhà thờ nào được xây dựng, trái lại nhiều ngôi nhà thờ, nhà xứ và chủng viện đã được xây dựng trong những thập niên trước đã bị chiếm dụng làm trụ sở của các cơ quan dân sự và quân sự, hoặc sân kho hợp tác xã, hoặc thành trường học và bệnh viện. Một số bị phá huỷ hoàn toàn vì chiến tranh và vì bách hại tôn giáo.
Từ năm 1954 đến năm 1975 ở Miền Nam, trong chế độ Cộng hoà, rất nhiều nhà thờ, nhà xứ và tu viện được xây dựng kiên cố bằng gạch đá hoặc bê tông cốt thép, nhưng giá trị mỹ thuật của phần lớn các công trình này rất kém. Thậm chí còn kém hơn các công trình xây bằng gạch đá gỗ hồi cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX ở khắp ba miền trên cõi Việt Nam.
Sự xuống cấp về phương diện nghệ thuật này một phần do chiến tranh, một phần do xây dựng gấp rút để đáp ứng nhu cầu thờ phượng, một phần do ảnh hưởng kiểu kiến trúc hội trường của các nhà thờ Mỹ, nhưng nguyên nhân chính là do chủ nhân của các nhà thờ kia, vốn là những người di cư từ Bắc và Trung vào Nam, đã không kế thừa và duy trì được những nét độc đáo của kiến trúc Công giáo ở Miền Bắc và Miền Trung hồi cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, vốn kết hợp các yếu tố của kiến trúc Công giáo Tây Phương với kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Thánh Đường Giáo Xứ Cao Mộc Giáo Phận Thái Bình. Ảnh: nguyenlong17/phailamgi.com
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng là nhà thờ Vườn Xoài (1983) ở Sài Gòn. Trong khi đó ở Miền Bắc từ những năm 1990 một số nhà thờ cũ được hay bị đập đi xây lại toàn phần hay một phần mà điển hình là nhà thờ Cổ Ra, thuộc Giáo phận Bùi Chu và Phương Chính thuộc Giáo phận Thái Bình. Nhiều nhà thờ khác phá bỏ bàn thờ chính, các bàn thờ phụ, hoặc cả cung thánh để mở rộng không gian hoặc hiện đại hoá cung thánh và bàn thờ “theo kiểu Miền Nam”.
Các ngôi nhà thờ này vừa tiếp tục kiểu kiến trúc hội trường của các nhà thờ Miền Nam giai đoạn 1954-1975, vừa ảnh hưởng kiểu “kiến trúc xã hội chủ nghĩa” thời bao cấp, cho nên giá trị thẩm mỹ và mật độ tâm linh của chúng rất thấp. Chưa kể trong quá trình phá cũ và xây mới từng phần hoặc toàn thể, nhiều trường hợp “lợn lành chữa thành lợn què”, vô tình huỷ hoại những di sản đức tin và văn hoá hết sức độc đáo và quý giá mà nhà thờ Cổ Ra ở Bùi Chu và nhà thờ Phương Chính ở Thái Bình là những trường hợp điển hình.
Từ đầu những năm 2000 trên khắp cả nước, nhiều nhà thờ mới được xây dựng. Thời kỳ này bùng nổ về mặt phong cách. Bùng nổ đến mức bát nháo và tạp nham. Trong từng phần và/ hoặc trong toàn thể, một số bắt trước nguyên xi kiến trúc và/hoặc trang trí của các nhà thờ Tây Phương, một số được thiết kế theo kiểu hội nhập văn hoá Đông-Tây, truyền thống và hiện đại, bao gồm cả các yếu tố Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Tiệp Khắc, etc.
Các ngôi nhà thờ này vừa tiếp tục kiểu kiến trúc hội trường của các nhà thờ Miền Nam giai đoạn 1954-1975, vừa ảnh hưởng kiểu “kiến trúc xã hội chủ nghĩa” thời bao cấp, cho nên giá trị thẩm mỹ và mật độ tâm linh của chúng rất thấp. Chưa kể trong quá trình phá cũ và xây mới từng phần hoặc toàn thể, nhiều trường hợp “lợn lành chữa thành lợn què”, vô tình huỷ hoại những di sản đức tin và văn hoá hết sức độc đáo và quý giá mà nhà thờ Cổ Ra ở Bùi Chu và nhà thờ Phương Chính ở Thái Bình là những trường hợp điển hình.
Từ đầu những năm 2000 trên khắp cả nước, nhiều nhà thờ mới được xây dựng. Thời kỳ này bùng nổ về mặt phong cách. Bùng nổ đến mức bát nháo và tạp nham. Trong từng phần và/ hoặc trong toàn thể, một số bắt trước nguyên xi kiến trúc và/hoặc trang trí của các nhà thờ Tây Phương, một số được thiết kế theo kiểu hội nhập văn hoá Đông-Tây, truyền thống và hiện đại, bao gồm cả các yếu tố Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Tiệp Khắc, etc.
Nhà thờ Tân Hóa - Bảo Lộc. Ảnh: Stella/phailamgi.com
Bất chấp sự dồi dào tài chính và cơ may tiếp cận với các thánh đường Âu-Á qua con đường tham quan du lịch, do thiếu tìm hiểu và học hỏi một cách nghiêm túc và có hệ thống, do thiết kế và xây dựng vội vàng mà thiếu sự phản biện của các nhà chuyên môn, do sự thiếu hiểu biết về mỹ thuật Công giáo, phần lớn các thánh đường này không đi theo xu hướng triết lý kiến trúc của Giáo Hội và thế giới ngày nay, cũng như không tận dụng được sự phát triển của kỹ thuật, vật liệu và tiện nghi hiện đại, và vì vậy chúng đáp ứng được rất ít những chuẩn mực của mỹ thuật, thần học và phụng vụ Công giáo hậu Vatican II.
Bên cạnh các thánh đường, từ những năm 1990 đến nay có rất nhiều nhà xứ, tu viện và trung tâm mục vụ được xây dựng. Phần lớn các công trình này đều ảnh hưởng nặng nề phong cách kiến trúc “xã hội chủ nghĩa” thời mở cửa và trường phái kiến trúc chức năng. Chúng hầu như đứt đoạn hẳn với truyền thống kiến trúc Kitô giáo Tây Phương trong lịch sử cũng như truyền thống kiến trúc Công giáo Việt Nam được khai mở trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu XX.
Chính vì vậy, các công trình đó trông giống các công sở dân sự và quân sự của chính quyền Việt Nam hiện nay hơn là các nhà thờ và tu viện trong truyền thống Công giáo; chúng mất đi hẳn vẻ đẹp hài hoà, xinh xắn, độc đáo, cùng bầu khí tâm linh mà các công trình đời trước đã đạt được như chủng viện Làng Sông-Quy Nhơn, Chủng viện Phúc Nhạc-Phát Diệm, Đan viện Châu Sơn-Ninh Bình, Đan viện Mỹ Ca-Cam Ranh, Tu viện Domaine de Marie-Đà Lạt và rất nhiều nhà xứ được xây dựng theo kiểu “kiến trúc thuộc địa” trong những thập niên đầu thế kỷ XX.
Bên cạnh các thánh đường, từ những năm 1990 đến nay có rất nhiều nhà xứ, tu viện và trung tâm mục vụ được xây dựng. Phần lớn các công trình này đều ảnh hưởng nặng nề phong cách kiến trúc “xã hội chủ nghĩa” thời mở cửa và trường phái kiến trúc chức năng. Chúng hầu như đứt đoạn hẳn với truyền thống kiến trúc Kitô giáo Tây Phương trong lịch sử cũng như truyền thống kiến trúc Công giáo Việt Nam được khai mở trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu XX.
Chính vì vậy, các công trình đó trông giống các công sở dân sự và quân sự của chính quyền Việt Nam hiện nay hơn là các nhà thờ và tu viện trong truyền thống Công giáo; chúng mất đi hẳn vẻ đẹp hài hoà, xinh xắn, độc đáo, cùng bầu khí tâm linh mà các công trình đời trước đã đạt được như chủng viện Làng Sông-Quy Nhơn, Chủng viện Phúc Nhạc-Phát Diệm, Đan viện Châu Sơn-Ninh Bình, Đan viện Mỹ Ca-Cam Ranh, Tu viện Domaine de Marie-Đà Lạt và rất nhiều nhà xứ được xây dựng theo kiểu “kiến trúc thuộc địa” trong những thập niên đầu thế kỷ XX.
Nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi là Nhà thờ Vinh Sơn. Ảnh: Trango/phailamgi.com
Tổng kết lại, theo nhận định của tôi, phần lớn những công trình kiến trúc Công giáo như nhà thờ, nhà chung, nhà xứ, chủng viện được xây dựng bằng gỗ, gạch, đã cuối thế kỷ XX đến những khoảng năm 1940 của thế kỷ XX, nếu chưa phải là các kỳ quan thì ít nhất cũng là những công trình kiến trúc giá trị nhất trong di sản mỹ thuật Công giáo Việt Nam gần 5 thế kỷ qua.
Thí dụ, tính cho đến giờ này, cả về kiến trúc lẫn trang trí, các nhà thờ được xây dựng theo kiểu kết hợp kiến trúc Việt Nam- Tây Phương, chưa có công trình nào vượt qua được quần thể nhà thờ Chính toà Phát Diệm, theo kiểu kiến trúc Roman chưa có thánh đường nào vượt qua Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, theo kiểu Gothique chưa có thánh đường nào vượt qua được Nhà thờ Chính toà Hà Nội, theo kiểu Baroque chưa có thánh đường nào vượt qua được Nhà thờ Chính toà Bùi Chu (đã bị phá bỏ mấy năm trước), theo kiểu Tây Nguyên-Tây Phương chưa cho thánh đường nào vượt qua được nhà thờ Chính toà Kontum, etc.
Tại sao ngay khi vừa trải qua mấy thế kỷ bị bách hại, trong điều kiện kỹ thuật thô sơ, tài chính thiếu thốn, chưa có tiền lệ và kinh nghiệm xây dựng các công trình kiên cố, Công giáo Việt Nam thời bấy giờ đã mau chóng xây dựng được những công trình tôn giáo có giá trị mỹ thuật và mật độ tâm linh cao, góp phần phát triển kiến trúc và làm phong phú di sản văn hoá vật thể của Giáo hội Công giáo và của đất nước Việt Nam?