1,35 triệu thanh niên Việt Nam không đi học cũng không đi làm, giáo huấn Giáo Hội nói gì về lao động?

5.00 star(s) 1 Vote
Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
765

Theo báo cáo quý I năm 2025 của Cục Thống kê, tại Việt Nam có tới 1,35 triệu thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 24 không đi học, không đi làm, cũng không tham gia đào tạo. Họ là những người đang ở lứa tuổi sung sức nhất, đáng lẽ là lực lượng tiên phong cho sự phát triển kinh tế – xã hội, thì nay lại rơi vào trạng thái bị “gác lại bên lề”.​


Vấn đề không chỉ nằm ở con số – mà ở câu chuyện sâu xa hơn: làm thế nào để người trẻ cảm nhận được ý nghĩa của lao động, được đồng hành để tìm thấy hướng đi cho cuộc đời mình? Và khi nhìn vấn đề dưới ánh sáng đức tin, chúng ta nhận ra đây không chỉ là câu chuyện của kinh tế, mà còn là một vấn đề phẩm giá con người.​

Phailamgi_1,35 triệu thanh niên Việt Nam không đi học cũng không đi làm, giáo huấn giáo hội nó...jpg

Lao động – một phần của ơn gọi làm người

Theo tài liệu DOCAT, Giáo hội khẳng định rằng việc có thể làm việc, có công ăn việc làm, và tạo nên thành tựu không chỉ là phương tiện kiếm sống, mà là nguồn hạnh phúc và ý nghĩa đối với con người (Docat, 134). Lao động giúp con người phát triển những thiên hướng và năng lực Thiên Chúa ban, là cách để con người dự phần vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa, trở nên giống Đấng Tạo Hóa hơn qua việc canh tác, sáng tạo và phục vụ người khác.
Lao động có ý nghĩa gì đối với con người?
Có khả năng làm việc, có công ăn việc làm, và có thể tạo nên một thành tựu nào đó cho bản thân và người khác, là nguồn hạnh phúc lớn lao đối với nhiều người. Thất nghiệp, không được cần tới, khiến người ta thấy mình như bị tước mất phẩm giá. Qua công việc, con người phát triển những thiên hướng và năng lực của mình, cũng như tham gia vào sự tiến bộ về kinh tế, xã hội, văn hoá. Lao động đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch của Thiên Chúa. Thiên Chúa ra lệnh cho con người chinh phục trái đất (St 1,28), bảo tồn và trồng trọt. Lao động có thể trở thành công việc phục vụ giá trị dành cho đồng loại. Hơn thế nữa, việc canh tác trái đất một cách bền vững và sáng tạo để phát triển tiềm năng trái đất, khiến con người trở nên giống như Đấng Tạo Hoá của mình. Việc thực hiện tốt những phận sự đơn giản cũng liên kết con người với Đức Giêsu, chính Người cũng là một người lao động (Docat, 134)​

Docat số 136 còn nói rõ hơn: ngay cả khi người trẻ đang trong độ tuổi học tập, chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai, thì việc học hành ấy cũng đã là một phần của lao động – một cách để đáp lại món quà là trái đất mà Thiên Chúa trao tặng.
Có bắt buộc phải làm việc không?
Thiên Chúa tạo nên trái đất và trao lại cho con người như quà tặng quý giá. Thánh Kinh diễn tả lao động như là lời đáp lại đầy lòng biết ơn, và phù hợp của con người trước tặng vật đó. Vì thế, khi con người theo đuổi nghề nghiệp của mình, và ngay cả khi còn chuẩn bị cho công việc tương lai ở độ tuổi đến trường cũng như sau đó trong giai đoạn học việc ở độ tuổi thanh niên, thì đấy không phải chỉ để mình có khả năng kiếm sống. Qua lao động, con người có được đặc quyền đóng góp phần nào cho sự phát triển tích cực của thế giới. Như vậy, theo cách nào đó, con người được dự phần vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa. (Docat, 136)​

Vì thế, một người trẻ không học, không làm không chỉ đang đứng ngoài đời sống kinh tế – mà còn bị đứt gãy khỏi ý nghĩa sâu xa của đời sống Kitô hữu.

Phailamgi_1,35 triệu thanh niên Việt Nam không đi học cũng không đi làm, giáo huấn giáo hội nó...jpg
Ảnh: laodong.vn

Giáo dục và đào tạo: nền tảng để người trẻ bước vào thế giới lao động

Tóm lược học thuyết xã hội Công giáo số 290 cho rằng việc làm ngày nay gắn chặt với khả năng chuyên môn, và hệ thống giáo dục – đào tạo phải không ngừng đổi mới để đáp ứng điều đó. Việc học không chỉ dừng lại ở trường lớp, mà còn kéo dài trong suốt cuộc đời: cập nhật kỹ năng, học nghề mới, sẵn sàng tái huấn luyện khi thị trường thay đổi.

Giáo hội cũng nhấn mạnh rằng: người trẻ cần được dạy để có tinh thần sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, và can đảm đối diện với rủi ro trong thế giới bất ổn. Đây là điều xã hội hiện đại đang rất thiếu: những người trẻ được truyền cảm hứng, được trao quyền để chủ động làm chủ tương lai mình, thay vì thụ động chờ đợi một công việc “ổn định”.​

Phải Làm Gì?
Duy trì công ăn việc làm càng ngày càng lệ thuộc vào khả năng chuyên môn của người lao động. Các hệ thống giáo dục và đào tạo không được bỏ qua việc đào tạo nhân bản hay công nghệ, là những điều rất cần để đương sự có thể chu toàn trách nhiệm một cách hiệu quả. Nhu cầu ngày càng phổ biến là mỗi người phải thay đổi việc làm nhiều lần trong cuộc đời mình đòi hệ thống giáo dục phải cổ vũ mọi người sẵn sàng tham gia việc cập nhật và tái huấn luyện liên tục. Người ta nên dạy người trẻ biết hành động theo sáng kiến của mình, dám nhận trách nhiệm đương đầu bằng khả năng chuyên môn của chính mình trước những rủi ro gắn liền với bối cảnh kinh tế biến động – một bối cảnh thường không thể dự đoán được. Một việc cũng cần thiết không kém là cung cấp các khoá học thích hợp để đào tạo những người trưởng thành cần được đào tạo lại và những người thất nghiệp. Nói một cách tổng quát hơn, người ta cần được hỗ trợ một cách cụ thể khi tham gia vào thế giới lao động, trước hết qua các hệ thống đào tạo, để họ bớt khó khăn khi phải đối phó với những thời kỳ biến động, bất trắc và bất ổn (Tóm lược học thuyết xã hội Công giáo, 290)
 

Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Vị Giám mục chịu "tử đạo" vì các Thánh tử đạo | Phải làm gì? | Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn "là vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam." Đó là lời nhận xét của Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội nhân dịp lễ giỗ kỷ niệm 28 năm Đức Hồng y Căn về với Chúa.

6:403,214 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên