Nghĩ gì qua sự việc: Phá đổ tòa Tổng Giám mục Huế hiện nay để xây mới!

5.00 star(s) 1 Vote
Thành viên
Tham gia
10/12/24
Bài viết
51

Nghĩ gì qua sự việc “PHÁ ĐỔ TÒA TGM HUẾ HIỆN NAY ĐỂ XÂY MỚI”(1) và Anh HOÀNG KIM KHÁNH (một tín hữu giáo dân) lên tiếng về sự kiện liên hệ (2)​


phailamgi_Nghĩ gì qua sự việc Phá đổ tòa Tổng Giám mục Huế hiện nay để xây mới!_cv1.jpg
Tòa TGM Huế bị phá bỏ ngày 23/3/2025. Ảnh: fb Phan Văn Lợi

Cả hai facebook nói trên, đều nhận được nhiều phản hồi (comment) đa phần là của tín hữu giáo dân:

Có người đồng tình việc ‘phá cũ thay mới’ với lý do “Căn nhà cũ xây dựng hơn 100 năm xuống cấp trầm trọng bây giờ xây mới hoành tráng nguy nga hiện đại hơn. Pháp tuyên bố những nhà người Pháp xây dựng trên 100 năm không nên ở phải tháo bỏ. Nhiều biệt thự ở Huế đẹp lắm nhưng họ phải hạ giải vì không đủ an toàn - Antôn Sỹ Lê

Có ngưới không đồng tình việc ‘xây mới’ này’ trong đó có tiếng nói của một linh mục nổi tiếng ở Địa phận Huế “TOÀ ĐƯỢC XÂY DỰNG NĂM 1909, TRÊN 100 NĂM, ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT NGÔI NHÀ CỔ. (…) Toà TGM Huế là một di sản lịch sử, văn hoá, tôn giáo. Nói đến di sản là nói công trình đáng được bảo tồn, tôn tạo. X: Trễ rồi ! Nhưng cũng xin post để ai có trách nhiệm lấy làm bài học, ai không trách nhiệm có đề tài suy gẫm. X: https://www.facebook.com/lmphanvanloi?locale=vi_VN

MONG LẮM​

Đấng bản quyền địa phận Huế LẮNG NGHE ‘LỜI NÓI KHÓ NGHE’ của vài linh mục, giáo dân bức xúc việc phá bỏ này. Dù biết rằng hiện trạng đã phá bò không thế thay đổi nhưng nó cũng là ‘bài học sống ‘cho nhiều công trình xây dựng khác mang tính tôn giáo.

NGHĨ GÌ QUA SỰ VIỆC PHÁ BỎ NÀY?​

Phải thành tâm thừa nhận: rất nhiều công trình của địa phận, của thánh đường xứ đạo được xây dựng hoành tráng (uy nghi, tráng lệ) Giáo hội VN có quyền hãnh diện các công trình này và nhờ đó, tín hữu giáo dân có nơi ‘cung kính thờ phượng’ có nơi đầy đủ tiện nghi cho những sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, xin các Đấng bậc, các linh mục xây dựng các công trình này nên nghĩ lại trước khi ‘thay cũ đổi mới’ và cũng nên ‘nhường cơm xẻ áo’ cho nhiều xứ đạo ‘vùng sâu, vùng xa…’

1/ Dù rằng nhiều công trình tôn giáo được hình thành là do ‘tài khéo léo’ của lãnh đạo nhưng những công trình này luôn có sự đóng góp của tín hữu giáo dân (chỉ một đồng nhỏ bé, ít ỏi, cũng là đóng góp) Giáo dân không ‘có quyền’ đòi hỏi sự công bình và ngay cả bác ái nhưng đối xử công bình & bác ái phải từ các Đấng bản quyền.

2/ Tiếng nói phản biện trong sự việc ‘phá cũ xây mới này’ thường xuất hiện trong việc xây dựng có liên quan đến ‘của cải vật chất’ hơn là giảng dạy đạo lý. Ở điểm này, xin chân thành góp ý: Tgp Huế hay bất cứ ở địa phận nào, ngay cả giáo xứ : nên có ‘một Ban giáo dân’ để tham vấn trước khi các đấng và quý linh mục đưa ra quyết định. Giáo hội ‘đồng hành & hiệp thông’ đã không có trong sự việc này.

3/ Ngoài các công trình xây dựng lâu năm và có tính lịch sử cần suy xét kỹ lưỡng trước khi phá bỏ, và việc xây dựng nhiều thánh đường quy nga đồ sộ, đặc biệt Nhà xứ to lớn, sẽ tạo khoảng cách lớn giữa Lm Chánh xứ và giáo dân… nhiều giáo dân ‘nghèo’ không dám gõ cửa gặp các ngài !

phailamgi_Nghĩ gì qua sự việc Phá đổ tòa Tổng Giám mục Huế hiện nay để xây mới!_cv2.jpg
Tòa TGM Huế trước đây, đã bị hạ giải. Ảnh: fb Phan Văn Lợi

GIÁO HỘI LÀ DÂN CHÚA​

Được xem, mô tả cách toàn thể Dân Thiên Chúa, qua bí tích rửa tội và thêm sức, tín hữu giáo dân không được phép thụ động, thờ ơ với sứ mạng: “Ngày nay, trong Giáo Hội cũng như trong thế giới, trong những thực tại xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa, có những hoàn cảnh mới mẻ đang đòi hỏi, một cách hết sức đặc biệt, hoạt động của giáo dân. Nếu trước đây thái độ thờ ơ đối với hoạt động này luôn luôn không thể chấp nhận được, thì ngày nay, thái độ ấy lại càng đáng khiển trách hơn bao giờ hết. Không ai được phép ở yên mà không làm gì cả” (CL. 3) (3) Công đồng Vatican II, dành một vị trí trung tâm hơn cho việc nhìn nhận sự thánh thiện của phép rửa hiện diện nơi tất cả các tín hữu. Trong khi thừa nhận phẩm giá cao cả này chung cho tất cả những người đã được rửa tội, Lumen Gentium cẩn thận thừa nhận sự đa dạng hiện diện bên cạnh sự hiệp nhất. Phản ánh mối quan tâm của các Nghị phụ Công đồng, văn bản cẩn thận phân biệt các con đường bổ sung cho chức linh mục phẩm trật của các thừa tác viên và chức linh mục chung mà mỗi tín hữu sở hữu.​

Chú thích:​

1/https://www.facebook.com/lmphanvanloi?locale=vi_VN
2/https://www.facebook.com/hoang.k.khanh.3?locale=vi_VN
3/https://gpcantho.com/duoc-thanh-tay-va-duoc-sai-di-tin-huu-chua-kito-tham-gia-su-mang-loan-bao-tin-mung/#:~:text=%C4%90%E1%BB%91i%20v%E1%BB%9Bi%20l%C3%A3nh%20v%E1%BB%B1c%20thi%C3%AAng,nh%E1%BB%AFng%20th%E1%BB%B1c%20t%E1%BA%A1i%20tr%E1%BA%A7n%20th%E1%BA%BF%E2%80%9D..​
 

Đức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ: Vị mục tử 30 năm bị cách ly | Phải làm gì? | Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt: "Khi về Lạng sơn, tôi mới hiểu được hết những tình cảm sâu nặng giáo dân dành cho ngài. Đi đâu cũng thấy mọi người nhắc đến ngài với những tâm tình thương mến, kính phục. Chỗ nào cũng nghe trích dẫn những lời ngài đã dậy dỗ, khuyên bảo. Ảnh hưởng của ngài thật lớn lao, rộng rãi và sâu xa. Hình ảnh ngài bàng bạc khắp nơi. Giáo dân thấy ngài trong những hiện tượng thiên nhiên. Khi an táng ngài, trời mưa như trút đến nỗi các Đức Giám mục và các linh mục không thể bước ra phần mộ. Tại phần mộ, dù người ta đã che bạt, nước vẫn chảy xuống như thác. Giáo dân càng thương nhớ ngài hơn. Ngày giỗ đầu được bình an. Giỗ năm thứ hai, trời mưa như trút đến nỗi không thể dâng lễ ngoài trời, dù đã che rạp. Mưa trĩu nước trên bạt che làm sập khung sắt. Rạp đổ xuống làm vỡ cả tượng thánh Giuse. Giáo dân càng thương nhớ ngài tha thiết. Giỗ mãn tang trời mưa lớn hơn. Nước dâng lên ngập lụt làm mọi người vừa tan lễ phải chạy vội về thu dọn đồ đạc. Đoàn Thất khê dự lễ về phải bỏ xe, đi bè qua chỗ nước lụt. Đoàn Cao bằng phải vòng qua ngả Thái nguyên để về cho kịp lễ ngày Chủ nhật. Giáo dân cho đó là tiếng ngài nhắc nhở chúng ta rằng đời sống chưa hết đau khổ, chưa hết chiến đấu. Giỗ năm thứ 4, mưa bão đánh gẫy cành nhãn lớn nhất, nơi treo quả chuông. Quả chuông vốn đã nứt nẻ lại rơi xuống một lần nữa, may mà không vỡ thêm. Tất cả những việc ấy làm người dân càng nhớ đến ngài. Mọi người đều ứa lệ khi nhớ đến những đoạn đời đau khổ ngài đã trải qua. Tượng Đức Mẹ để dưới cây nhãn tuy cũ kỹ, nhưng giáo dân vẫn muốn giữ lại, vẫn thích cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ cũ, vì tượng cũ làm họ nhớ đến Đức Cha Vinhsơn Phaolô. Đã bao lần ngài đứng trước tượng Đức Mẹ này, cầu nguyện với cả đau đớn và nước mắt. Quả thật sự hiện diện càng âm thầm lại càng có sức lan tỏa rộng lớn, càng đau đớn lại càng đi sâu vào lòng người."

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên