Thành viên
- Tham gia
- 2/1/24
- Bài viết
- 141
- Chủ đề Author
- #1
Em thương mến,
Bức thư này là lời chia sẻ chân thành cho em về những kinh nghiệm của tôi.
Nhiều lúc ngồi nghĩ lại, có hai điều mà mình thấy tiếc:
- Giá mà có ai dạy hay chia sẻ về những kỹ năng sống để chuẩn bị bước vào đời.
- Lúc đó mình bớt trẻ trâu để khiêm tốn học hỏi chứ không gân cổ lên để chứng tỏ mình anh hùng rơm!
Nhiều lúc ngồi nghĩ lại, có hai điều mà mình thấy tiếc:
- Giá mà có ai dạy hay chia sẻ về những kỹ năng sống để chuẩn bị bước vào đời.
- Lúc đó mình bớt trẻ trâu để khiêm tốn học hỏi chứ không gân cổ lên để chứng tỏ mình anh hùng rơm!
Ảnh: www.voicesofyouth.org
Môi trường giáo dục của Việt Nam đa phần nhấn mạnh vào khối lượng kiến thức mà học sinh phải nạp vào. Nhưng lại thiếu đi những đào tạo về kĩ năng sống cho học sinh. Sự thiếu hụt này dẫn tới những ảnh hưởng khá nặng nề cho các thế hệ tương lai. Cùng điểm lại một số kỹ năng mềm quan trọng để chuẩn bị bước vào đời:
- Quản lý thời gian (Time management skills): Mỗi người chỉ có 24h một ngày, không ai hơn ai, vậy tại sao có nhiều người làm được rất nhiều việc và vẫn cân bằng được cuộc sống: chăm sóc bản thân, gia đình và đảm bảo công việc. Đây là câu trả lời cho kĩ năng quản lý thời gian hợp lý khoa học.
- Quản trị cảm xúc (Emotion management skills): Khó có thể phủ nhận được sự ảnh hưởng của cảm xúc lên chất lượng cuộc sống, các quyết định và cách hành xử. Không kiềm chế được cơn nóng giận, không biết làm sao khi một cú sốc ập tới, không rạch ròi giữa tình cảm và công việc, không biết đâu là cách thoát ra khỏi cảm giác tiêu cực, chán nản... Đây đều là những biểu hiện của việc thiếu kĩ năng về cảm xúc.
- Quản lý tài chính cá nhân (Finance management skills): Hiểu được quy luật, cách hoạt động của tài chính, tiền bạc. Khi không có kỹ năng về quản lý các "Nguồn Tài Sản" mà chỉ biết dùng tài chính cho "Tiêu Sản" thì đó là lý do mình khốn khổ vì tiền và luôn trong tình trạng làm nô lệ cho đồng tiền.
- Kỹ năng giao tiếp (Communication skills): Chúng ta sống trong xã hội và như vậy là cần có sự giao tiếp qua lại với người khác. Đâu là nguyên tắc, mục đích và kỹ năng để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, bền vững? Đó là kỹ năng giao tiếp với người khác qua ngôn ngữ lời nói (verbal communication) và ngôn ngữ cơ thể (Body language - non-verbal communication).
Ảnh: thealigarian.com
- Quan điểm sống, mục đích sống và triết lý sống (philosophy of life): Cuộc sống không chỉ dừng lại ở mức chỉ có ăn, ngủ và làm việc. Nhưng còn rất nhiều yếu tố khác mà để cho một cuộc sống có ý nghĩa hơn. Cách hiểu về cuộc đời, bản chất, và cống hiến cũng như tạo ra các giá trị nhân văn cho cuộc đời là những điều căn cốt nền tảng để sống là người hơn, chứ không phải máy móc hay nô lệ.
- Hướng thượng, đời sống tâm linh (Spiritual Life): Đi tìm ý nghĩa sống là việc quan trọng cho mỗi người. Nhưng sẽ là bế tắc khi hành trình đó dừng lại ở mức tôn thờ cái tôi, quan điểm của mình là nhất. Khi thực sự nhìn sâu vào bản chất cuộc đời, luôn luôn là lời mời gọi hướng lên, nhận ra hình ảnh của Thượng Đế trong tự nhiên, xã hội và trong chính lương tâm của mỗi con người. Đây mới thực sự là nguồn sống và sức mạnh thực sự cho một đời sống.
Em thương mến,
Như đã nói ở trên, đây là một chia sẻ kinh nghiệm các nhân của tôi. Nó không phải là cái gì đó cao siêu hay mẫu mực. Nó chỉ là một gợi ý để em tham khảo và khám phá ra con đường và ơn gọi làm người của mình.
Sống và sống dồi dào ý nghĩa nhé!
Yeuthuong,
Happypencil