- Chủ đề Author
- #1
"Thương trường như chiến trường!" Câu nói vừa cho thấy những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải, đồng thời cũng cho thấy việc cạnh tranh trong kinh doanh là một cuộc chiến sinh tồn.
Đối với các tín hữu Công giáo, cuộc chiến này còn khốc liệt hơn, bởi họ không chỉ cạnh tranh để duy trì công ty mà còn phải cạnh tranh sao cho phù hợp với đức tin Công giáo.
Ảnh: phailamgi.com
Cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Dưới góc độ kinh tế học, cạnh tranh là cuộc chạy đua giữa các đối thủ kinh doanh. Những doanh nghiệp này cùng chạy đua trên một thị trường. Mục tiêu chính của quá trình cạnh tranh là giúp doanh nghiệp có thể tăng doanh thu thông qua tăng doanh số và thị phần.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế "phi thị trường' như tại Việt Nam hiện nay, sự vắng mặt của nhà nước pháp quyền, nạn tham nhũng, sự can thiệp vô pháp vô thiên của Nhà nước, làm cho các doanh nghiệp chân chính phải đối phó với rất nhiều hình thức cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến việc phá sản, như: nhái thương hiệu, làm giả sản phẩm, vi phạm bản quyền, trốn thuế, thông thầu, hạ giá… làm sân sau cho giới cầm quyền. Các kiểu cạnh tranh "bẩn" này không chỉ gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn gây tổn hại công ích.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế "phi thị trường' như tại Việt Nam hiện nay, sự vắng mặt của nhà nước pháp quyền, nạn tham nhũng, sự can thiệp vô pháp vô thiên của Nhà nước, làm cho các doanh nghiệp chân chính phải đối phó với rất nhiều hình thức cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến việc phá sản, như: nhái thương hiệu, làm giả sản phẩm, vi phạm bản quyền, trốn thuế, thông thầu, hạ giá… làm sân sau cho giới cầm quyền. Các kiểu cạnh tranh "bẩn" này không chỉ gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn gây tổn hại công ích.
Học thuyết Xã hội Công giáo luôn coi công việc kinh doanh - thương mại là một ơn gọi (x. Docat #163) và là cách thức để người Giáo dân đem các giá trị Tin mừng vào các lãnh vực trần thế. Vì thế, Giáo hội mời gọi các tín hữu tham gia càng nhiều càng tốt vào các lãnh vực hoạt động xã hội, cách riêng trong lãnh vực kinh tế.
Về phương diện kinh tế, Giáo hội coi việc phát triển trong kinh doanh, sự cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận cách chính đáng, trong đó phẩm giá con người và môi trường được tôn trọng, vừa là sự thành công của doanh nghiệp, vừa phù hợp với đạo đức trong kinh doanh. (x. Docat #176)
Tuy nhiên, sẽ là vô đạo đức, vi phạm điều răn yêu thương, khi các doanh nghiệp lên kế hoạch cạnh tranh với mục đích phá hoại đối thủ, gây rối loạn thị trường.
Về phương diện kinh tế, Giáo hội coi việc phát triển trong kinh doanh, sự cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận cách chính đáng, trong đó phẩm giá con người và môi trường được tôn trọng, vừa là sự thành công của doanh nghiệp, vừa phù hợp với đạo đức trong kinh doanh. (x. Docat #176)
Tuy nhiên, sẽ là vô đạo đức, vi phạm điều răn yêu thương, khi các doanh nghiệp lên kế hoạch cạnh tranh với mục đích phá hoại đối thủ, gây rối loạn thị trường.
Ảnh: phailamgi.com
Trái lại, nếu cạnh tranh là nỗ lực thẳng thắn, trung thực nhằm làm tốt hơn đối thủ, thì đó là phương tiện hữu hiệu để đạt những mục tiêu công bình quan trọng như: giảm giá thành sản phẩm, doanh nhân đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, các nguồn lực được sử dụng tiết kiệm hơn… (Docat #178)
Ngoài ra, để tăng sức cạnh tranh, đặc biệt là để sống tình liên đới, Giáo huấn xã hội khuyên các doanh nghiệp công giáo liên kết với nhau trong những liên hiệp hay hợp tác xã. Đây là mô hình hợp tác đã có tại nước Anh từ thế kỷ 19 và hiện đang được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Khi hợp tác với nhau trong các liên hiệp, các doanh nghiệp thành viên cần chú ý tới hệ thống pháp luật để không bị lợi dụng.
Trong nền kinh tế tự do, cạnh tranh là một trong những yếu tố làm cho doanh nghiệp phát triển. Nếu sự cạnh tranh như một kiểu lên kế hoạch triệt hạ đối thủ, đi đêm với giới cầm quyền để hưởng lợi thì đều là hành vi trái đạo đức.
Ngược lại, nếu cạnh tranh là nỗ lực thẳng thắn, trung thực, nhằm làm tốt hơn đối thủ, thì đó là phương tiện hữu hiệu giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển, góp phần nâng cao phẩm giá con người và xây dựng công ích. Điều này thì phù hợp với đạo đức trong kinh doanh và đức tin Công giáo.
Ngược lại, nếu cạnh tranh là nỗ lực thẳng thắn, trung thực, nhằm làm tốt hơn đối thủ, thì đó là phương tiện hữu hiệu giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển, góp phần nâng cao phẩm giá con người và xây dựng công ích. Điều này thì phù hợp với đạo đức trong kinh doanh và đức tin Công giáo.
Phải làm gì?
Docat 178: Cạnh tranh trong thị trường tự do có xúc phạm tình yêu đối với tha nhân không?
Điều đó tuỳ thuộc vào bản chất của sự cạnh tranh. Nếu “cạnh tranh” được hiểu như một kiểu lên kế hoạch phá hoại đối thủ, thì kiểu này vi phạm điều răn yêu thương người lân cận. Trái lại, nếu cạnh tranh là nỗ lực thẳng thắn, trung thực, nhằm làm tốt hơn đối thủ, thì đó là phương tiện hữu hiệu để đạt những mục tiêu công bình quan trọng như: giá giảm, doanh nhân đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, các nguồn lực được sử dụng tiết kiệm hơn, kỹ năng kinh doanh mang tính đột phá và mới mẻ được khen thưởng… Hơn nữa, các Kitô hữu trên thế giới đã thành lập những dạng cộng tác mà không dựa trên cạnh tranh, ví dụ → Hợp tác xã, kết hợp hiệu năng kinh doanh với sự nâng đỡ huynh đệ.
Chỉnh sửa lần cuối: