- Chủ đề Author
- #1
Trong số các Đức Giám mục người Việt, có lẽ Đức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, Giám mục chính tòa Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng là vị Giám mục chịu nhiều khổ ải và gian truân nhất. Ngài bị cô lập suốt 30 năm trời. Ngày 25 tháng 8 năm 1987, từ Thất Khê, nơi ngài bị quản chế, ngài viết: “Tôi ngồi đây gần 30 năm rồi, có được tự do đi đến đâu đâu! Hội đồng Giám mục thế giới đến nơi, dĩ nhiên tôi chả hy vọng chút nào được đi. Tôi thông công bằng lời cầu nguyện vậy…”
Ngược dòng thời gian
Đức cha Vinh Sơn Phạm văn Dụ sinh ngày 14/10/1922 trong một gia đình sùng đạo tại Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Thuở nhỏ, cậu Vinh Sơn theo học tại Đệ tử viện Dòng Phanxicô tại Thanh Hóa. Năm 1939, gia nhập Tiểu Chủng viện Têrêxa Lạng Sơn. Sau đó, theo học tại Chủng viện Xuân Bích, Liễu Giai, Hà Nội.
Ngày 8/9/1948, thầy được chịu chức linh mục và được bổ nhiệm làm phó xứ Đồng Đăng.
Năm 1954, Hiệp định Geneve được ký kết, đất nước bị chia đôi. Thay vì tản cư, cha tình nguyện ở lại giáo phận.
Ngày 26/10/1958, Đức cha Jacq, cha Guibert và cha Nerdeux – những vị thừa sai cuối cùng, bị trục xuất khỏi Lạng Sơn – Cao Bằng. Cha Vinh Sơn được Tòa thánh bổ nhiệm làm Tổng quản địa phận và được chính quyền yêu cầu về Thất Khê thay thế cha Guibert.
Về Thất Khê chưa đầy một năm, ngày 5/3/1960, cha Vinh Sơn được Tòa thánh bổ nhiệm Giám mục, hiệu tòa Boseta và ngày 24 tháng 11 năm 1960, cùng với việc thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Đức cha Dụ được đặt lên làm Giám mục chính tòa Lạng Sơn.
Thuở nhỏ, cậu Vinh Sơn theo học tại Đệ tử viện Dòng Phanxicô tại Thanh Hóa. Năm 1939, gia nhập Tiểu Chủng viện Têrêxa Lạng Sơn. Sau đó, theo học tại Chủng viện Xuân Bích, Liễu Giai, Hà Nội.
Ngày 8/9/1948, thầy được chịu chức linh mục và được bổ nhiệm làm phó xứ Đồng Đăng.
Năm 1954, Hiệp định Geneve được ký kết, đất nước bị chia đôi. Thay vì tản cư, cha tình nguyện ở lại giáo phận.
Ngày 26/10/1958, Đức cha Jacq, cha Guibert và cha Nerdeux – những vị thừa sai cuối cùng, bị trục xuất khỏi Lạng Sơn – Cao Bằng. Cha Vinh Sơn được Tòa thánh bổ nhiệm làm Tổng quản địa phận và được chính quyền yêu cầu về Thất Khê thay thế cha Guibert.
Về Thất Khê chưa đầy một năm, ngày 5/3/1960, cha Vinh Sơn được Tòa thánh bổ nhiệm Giám mục, hiệu tòa Boseta và ngày 24 tháng 11 năm 1960, cùng với việc thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Đức cha Dụ được đặt lên làm Giám mục chính tòa Lạng Sơn.
Ảnh: Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng
Gian nan việc thụ phong
Do không được nhà nước công nhận và bị cấm ra khỏi phạm vi thị trấn Thất Khê 5km, giáo phận lại không có Đức cha, nên việc thụ phong Giám mục cho cha Vinh Sơn đã không thể thực hiện được.
Chuyện kể rằng, cùng được bổ nhiệm với cha Vinh Sơn, có Đức cha Đa Minh Đinh Đức Trụ, Giám mục Thái Bình, Đức cha Giuse Phạm năng Tĩnh, Giám mục Bùi Chu, Đức cha Phê rô Nguyễn Huy Quang, Giám mục Hưng Hóa. Tất cả đều không được Nhà nước công nhận.
Chuyện kể rằng, cùng được bổ nhiệm với cha Vinh Sơn, có Đức cha Đa Minh Đinh Đức Trụ, Giám mục Thái Bình, Đức cha Giuse Phạm năng Tĩnh, Giám mục Bùi Chu, Đức cha Phê rô Nguyễn Huy Quang, Giám mục Hưng Hóa. Tất cả đều không được Nhà nước công nhận.
Ảnh: Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng
"Đức Cha Đinh đức Trụ đã giả dạng làm phu xích lô, đạp xích lô lên Hà nội để được Đức Cha Giuse Maria Trịnh như Khuê làm lễ tấn phong. Khi về, ngài hẹn với Đức Cha Giuse Maria Phạm năng Tĩnh đến một nơi kín đáo và tấn phong cho Đức Cha Bùi chu. Khi nghe tin ấy, Đức Cha Phạm văn Dụ than thở : “Đi đâu mà không báo tin cho biết để cùng đi”. Từ ấy, ngài vẫn sống như một cha xứ bình thường. Không ai được gọi ngài là “Đức cha”. Ngài không có áo viền tím, không có mũ gậy. Hoàn toàn như một cha xứ nhà quê âm thầm.
Năm 1979, khi Trung quốc tấn công biên giới Lạng Sơn, mọi người phải di tản. Đức Cha Phạm văn Dụ cũng theo đoàn người di tản về Bắc Ninh, tại đây, ngày 1/5/1979, ngài được Đức Cha Phaolô Phạm đình Tụng, bấy giờ làm giám mục Bắc ninh, tấn phong giám mục. Lễ nghi hết sức âm thầm và đơn sơ diễn ra trong căn phòng nhỏ hẹp – gọi là "căn phòng U8" của Tòa giám mục Bắc ninh. Hết chiến tranh trở về lại Thất Khê, ngài vẫn chưa được nhà nước công nhận." (Ngô Quang Kiệt, Ai Lên Xứ Lạng, tr. 140)
Năm 1979, khi Trung quốc tấn công biên giới Lạng Sơn, mọi người phải di tản. Đức Cha Phạm văn Dụ cũng theo đoàn người di tản về Bắc Ninh, tại đây, ngày 1/5/1979, ngài được Đức Cha Phaolô Phạm đình Tụng, bấy giờ làm giám mục Bắc ninh, tấn phong giám mục. Lễ nghi hết sức âm thầm và đơn sơ diễn ra trong căn phòng nhỏ hẹp – gọi là "căn phòng U8" của Tòa giám mục Bắc ninh. Hết chiến tranh trở về lại Thất Khê, ngài vẫn chưa được nhà nước công nhận." (Ngô Quang Kiệt, Ai Lên Xứ Lạng, tr. 140)
Ảnh: Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng
Trở về ngôi nhà chung của giáo phận
Ngài chỉ được nhà nước công nhận sau chuyến viếng thăm ngoại giao khởi đầu cho việc đối thoại nhằm tiến tới việc bang giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam của Đức Hồng y Roger Etchegaray diễn ra từ ngày 1 đến ngày 13 tháng 7 năm 1989.
Ngày 23/5/1990, nhân dịp lễ an táng Đức Cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, Đức cha Vinh Sơn lần đầu tiên được mặc phẩm phục giám mục, có mũ mitra, đồng tế với Đức Hồng Y Etchegaray, Đặc sứ của Đức Thánh cha. (Ibid.)
Sau khi trở về từ Hà Nội, Đức cha Vinh Sơn chuyển về Lạng Sơn sau 30 năm ẩn dật tại Thất Khê. Toà giám mục được tạm thời đặt tại khu Văn Miếu, Cửa Nam.
Ngày 19/8/1991, ngài được phép qua Roma yết kiến Đức thánh cha và được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo tiếp đón cách trọng thị.
Trở về nước, ngài bắt tay vào xây dựng cơ sở. Năm 1993, khởi công xây tòa giám mục. Dự định sẽ xây tiếp ngôi nhà thờ Chính tòa nhưng chưa thành. Năm 1995, khởi công xây dựng nhà thờ Thanh Sơn, Cao Bằng. Năm 1996, xây nhà thờ Cao Bình.
Sang năm 1997, sức khỏe của Ðức cha ngày một giảm sút. Ngày 9/3/1998, Tòa Thánh phê chuẩn đơn xin nghỉ hưu của Ðức cha.
Ngày 23/5/1990, nhân dịp lễ an táng Đức Cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, Đức cha Vinh Sơn lần đầu tiên được mặc phẩm phục giám mục, có mũ mitra, đồng tế với Đức Hồng Y Etchegaray, Đặc sứ của Đức Thánh cha. (Ibid.)
Sau khi trở về từ Hà Nội, Đức cha Vinh Sơn chuyển về Lạng Sơn sau 30 năm ẩn dật tại Thất Khê. Toà giám mục được tạm thời đặt tại khu Văn Miếu, Cửa Nam.
Ngày 19/8/1991, ngài được phép qua Roma yết kiến Đức thánh cha và được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo tiếp đón cách trọng thị.
Trở về nước, ngài bắt tay vào xây dựng cơ sở. Năm 1993, khởi công xây tòa giám mục. Dự định sẽ xây tiếp ngôi nhà thờ Chính tòa nhưng chưa thành. Năm 1995, khởi công xây dựng nhà thờ Thanh Sơn, Cao Bằng. Năm 1996, xây nhà thờ Cao Bình.
Sang năm 1997, sức khỏe của Ðức cha ngày một giảm sút. Ngày 9/3/1998, Tòa Thánh phê chuẩn đơn xin nghỉ hưu của Ðức cha.
Ảnh: Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng
Ra đi trong nước mắt
Bệnh tình ngày càng trầm trọng, ngài đã qua đời lúc 0giờ45 ngày 2/9/1998, sau 38 năm phục vụ Nước Trời trong lặng lẽ âm thầm với ơn gọi là Mục tử Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng.
Viết về vị tiền nhiệm của mình, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Giám mục Lạng Sơn Cao Bằng, đã chia sẻ:
"Khi về Lạng sơn, tôi mới hiểu được hết những tình cảm sâu nặng giáo dân dành cho ngài. Đi đâu cũng thấy mọi người nhắc đến ngài với những tâm tình thương mến, kính phục. Chỗ nào cũng nghe trích dẫn những lời ngài đã dậy dỗ, khuyên bảo. Anh hưởng của ngài thật lớn lao, rộng rãi và sâu xa. Hình ảnh ngài bàng bạc khắp nơi. Giáo dân thấy ngài trong những hiện tượng thiên nhiên. Khi an táng ngài, trời mưa như trút đến nỗi các Đức Giám mục và các linh mục không thể bước ra phần mộ. Tại phần mộ, dù người ta đã che bạt, nước vẫn chảy xuống như thác. Giáo dân càng thương nhớ ngài hơn. Ngày giỗ đầu được bình an. Giỗ năm thứ hai, trời mưa như trút đến nỗi không thể dâng lễ ngoài trời, dù đã che rạp. Mưa trĩu nước trên bạt che làm sập khung sắt. Rạp đổ xuống làm vỡ cả tượng thánh Giuse. Giáo dân càng thương nhớ ngài tha thiết. Giỗ mãn tang trời mưa lớn hơn. Nước dâng lên ngập lụt làm mọi người vừa tan lễ phải chạy vội về thu dọn đồ đạc. Đoàn Thất khê dự lễ về phải bỏ xe, đi bè qua chỗ nước lụt. Đoàn Cao bằng phải vòng qua ngả Thái nguyên để về cho kịp lễ ngày Chủ nhật. Giáo dân cho đó là tiếng ngài nhắc nhở chúng ta rằng đời sống chưa hết đau khổ, chưa hết chiến đấu. Giỗ năm thứ 4, mưa bão đánh gẫy cành nhãn lớn nhất, nơi treo quả chuông. Quả chuông vốn đã nứt nẻ lại rơi xuống một lần nữa, may mà không vỡ thêm. Tất cả những việc ấy làm người dân càng nhớ đến ngài. Mọi người đều ứa lệ khi nhớ đến những đoạn đời đau khổ ngài đã trải qua. Tượng Đức Mẹ để dưới cây nhãn tuy cũ kỹ, nhưng giáo dân vẫn muốn giữ lại, vẫn thích cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ cũ, vì tượng cũ làm họ nhớ đến Đức Cha Vinhsơn Phaolô. Đã bao lần ngài đứng trước tượng Đức Mẹ này, cầu nguyện với cả đau đớn và nước mắt. Quả thật sự hiện diện càng âm thầm lại càng có sức lan tỏa rộng lớn, càng đau đớn lại càng đi sâu vào lòng người." (ibid.)
Viết về vị tiền nhiệm của mình, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Giám mục Lạng Sơn Cao Bằng, đã chia sẻ:
"Khi về Lạng sơn, tôi mới hiểu được hết những tình cảm sâu nặng giáo dân dành cho ngài. Đi đâu cũng thấy mọi người nhắc đến ngài với những tâm tình thương mến, kính phục. Chỗ nào cũng nghe trích dẫn những lời ngài đã dậy dỗ, khuyên bảo. Anh hưởng của ngài thật lớn lao, rộng rãi và sâu xa. Hình ảnh ngài bàng bạc khắp nơi. Giáo dân thấy ngài trong những hiện tượng thiên nhiên. Khi an táng ngài, trời mưa như trút đến nỗi các Đức Giám mục và các linh mục không thể bước ra phần mộ. Tại phần mộ, dù người ta đã che bạt, nước vẫn chảy xuống như thác. Giáo dân càng thương nhớ ngài hơn. Ngày giỗ đầu được bình an. Giỗ năm thứ hai, trời mưa như trút đến nỗi không thể dâng lễ ngoài trời, dù đã che rạp. Mưa trĩu nước trên bạt che làm sập khung sắt. Rạp đổ xuống làm vỡ cả tượng thánh Giuse. Giáo dân càng thương nhớ ngài tha thiết. Giỗ mãn tang trời mưa lớn hơn. Nước dâng lên ngập lụt làm mọi người vừa tan lễ phải chạy vội về thu dọn đồ đạc. Đoàn Thất khê dự lễ về phải bỏ xe, đi bè qua chỗ nước lụt. Đoàn Cao bằng phải vòng qua ngả Thái nguyên để về cho kịp lễ ngày Chủ nhật. Giáo dân cho đó là tiếng ngài nhắc nhở chúng ta rằng đời sống chưa hết đau khổ, chưa hết chiến đấu. Giỗ năm thứ 4, mưa bão đánh gẫy cành nhãn lớn nhất, nơi treo quả chuông. Quả chuông vốn đã nứt nẻ lại rơi xuống một lần nữa, may mà không vỡ thêm. Tất cả những việc ấy làm người dân càng nhớ đến ngài. Mọi người đều ứa lệ khi nhớ đến những đoạn đời đau khổ ngài đã trải qua. Tượng Đức Mẹ để dưới cây nhãn tuy cũ kỹ, nhưng giáo dân vẫn muốn giữ lại, vẫn thích cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ cũ, vì tượng cũ làm họ nhớ đến Đức Cha Vinhsơn Phaolô. Đã bao lần ngài đứng trước tượng Đức Mẹ này, cầu nguyện với cả đau đớn và nước mắt. Quả thật sự hiện diện càng âm thầm lại càng có sức lan tỏa rộng lớn, càng đau đớn lại càng đi sâu vào lòng người." (ibid.)
Thi hài Đức cha Vinh Sơn vẫn nguyên vẹn sau 23 năm chôn dưới lòng đất. Ảnh: Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng
Ngày 29/11/2021, giáo phận lạng Sơn – Cao Bằng đã cải táng và di chuyển thi hài Đức cha Vinh Sơn về hầm mộ nhà thờ. Điều đặc biệt là, thi hài của Đức cha Vinh sơn sau 23 năm chôn dưới lòng đất vẫn còn nguyên vẹn.
Cùng chủ đề