Vua Gia Long từng mong Giáo hội Công giáo thay đổi

5.00 star(s) 1 Vote
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
489

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh thống nhất giang sơn, lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Việt Nam, lấy Phú Xuân - Huế ngày nay, làm kinh đô, lấy hiệu là Gia Long, mở đầu triều đại nhà Nguyễn kéo dài hơn 100 năm, từ năm 1802-1945.

Theo một số nhà viết sử, nếu thời đó Giáo hội cởi mở hơn với việc thờ cúng tổ tiên như sau này, thì có lẽ, Việt Nam đã có một Constantin hay một Clovis – Vua Nước Pháp, mang cả đất nước trở lại đạo.​

phailamgi_Vua Gia Long từng mong Giáo hội Công giáo thay đổi_cv1.jpg

Đức cha Bá Đa Lộc. Ảnh: vi.wikipedia.org

Ước mong Giáo hội thay đổi?

Trong một lá thư đề ngày 17/8/1789, đức cha Bá Đa Lộc đã kể lại cuộc trao đổi giữa vị vương với bản thân ngài, sau khi Hoàng tử Cảnh nhất định không đến lạy trước bàn thờ tổ tiên, trong một buổi lễ được tổ chức vào khoảng tháng 7/1789, làm ông đau khổ, tức giận và tủi nhục.

Trong cuộc đối thoại này, vị vương – Nguyễn Phúc Ánh, mong một sự dung hòa giữa Kitô giáo và tập tục thờ kính tổ tiên. Trong lá thư, đức cha Bá Đa Lộc đã thuật lại những lời của Nguyễn Phúc Ánh nói với ngài:

Tôi biết là tổ tiên không còn ở đó và tất cả những gì tôi làm không ích gì cho họ và không ích gì cho tôi. Tuy nhiên, tôi muốn làm cho mọi người thấy rằng tôi đã không quên họ và muốn cho thần dân của tôi một gương sáng về sự gắn bó của con cái… Rất mong tập tục này có thể dung hòa được với Kitô giáo, bởi vì, theo cách nhìn của tôi, không còn có một chướng ngại đích thực nào khác có thể ngăn cản tất cả vương quốc của tôi theo tôn giáo này… Tôi đã cấm ma thuật và bói toán. Tôi coi việc thờ cúng thần linh là sai trái và đáng buồn cười, nhưng tôi quyết giữ việc thờ cúng tổ tiên theo cách thức mà tôi đã trình bày vì tôi coi đó là một trong những căn bản của nền giáo dục chúng tôi. Tôi xin quý vị hãy quan tâm tới vấn đề này và cho phép người Công giáo được phép xích lại gần hơn với tất cả các quan chức của tôi. Nếu nhiều người trong các quan lại theo đạo, không tham dự được các nghi lễ với các quan lại khác, thì tôi sẽ phải tham dự hầu như một mình và giảm bớt sự uy nghi của triều đình. Nếu trái lại, quý vị cùng với tôi, giải thích cho thần dân của tôi hiểu điều mà tất cả những người có hiểu biết nhất đang tin, thì các quan lại Công giáo cũng như tất cả các quan lại khác tham dự với tôi và cùng dâng kính tổ tiên, thì không có lý do gì để không giao cho họ những trọng trách lớn” (x. Thư của Đức Giám mục Pigneau 17/8/1789, trong Launay, Cochinchine, tập III, 320-321).

phailamgi_Vua Gia Long từng mong Giáo hội Công giáo thay đổi.jpg
Vua Gia Long (1802-1820). Ảnh Báo Thanh niên

Vua Gia long với Đạo Công giáo

Thực ra, trong những năm dài chinh chiến, lúc trốn chạy quân Tây Sơn và được các linh mục và giáo dân che chở, đặc biệt do được tiếp xúc nhiều với đức cha Bá Đa Lộc, Nguyễn Phúc Ánh ít nhiều có thiện cảm với đạo, nhưng kể từ khi chứng kiến Hoàng Tử Cảnh nhất định không chịu bái lạy trước bàn thờ tổ tiên, ông đã tỏ vẻ buồn bực và nghi ngờ đạo Công giáo.

Về sau này, suốt 18 năm trị vì (1802-1820), để tỏ lòng biết ơn đức cha Bá Đa Lộc đã tận tình giúp đỡ chiếm lại được ngai vàng, vua Gia Long đã để cho Giáo hội được phép tự do truyền đạo, nhưng vẫn nghi ngờ, lạnh nhạt, vì sợ sự bành trướng của Công giáo sẽ có những tác động xấu đến vương quyền của ông.

Sự cởi mở của ông với đạo hoàn toàn mang mầu sắc chính trị. Ông để Giáo hội được tự do giảng đạo chỉ vì muốn trả ơn trước sự giúp đỡ, cứu mạng của các Giám mục, linh mục chứ không phải là thái độ của một con người ngưỡng mộ trước chân lý.

Càng về sau, ông càng dè dặt với Đạo Công giáo mà ông gọi là Đạo Hoa Lang, một thứ tà đạo "đã được lén lút truyền bá khắp đất nước". Ông truyền cho các quan trong các tổng và các làng không cấp phép sửa chữa hoặc xây dựng mới những nhà thờ đã bị hư nát, ở những nơi chưa có nhà thờ thì tuyệt đối cấm hẳn.

Do đó, nếu Vua Gia Long có lúc muốn Giáo hội thay đổi việc thờ cúng tổ tiên, thì cũng không phải vì ông có cảm tình với đạo, nhưng chỉ vì muốn bảo vệ vương quyền của ông mà thôi.​
 

[Trực tiếp] Thánh lễ khai mạc Sứ vụ Phêrô của đức tân giáo hoàng Lêô XIV | Chúa Nhật ngày 18/05/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô tại quảng trường Thánh Phêrô, chính thức khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài. Thánh lễ trọng thể này quy tụ đông đảo hồng y, giám mục, linh mục và các đoàn đại biểu quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới. Vatican News Tiếng Việt sẽ truyền hình trực tiếp thánh lễ vào lúc 10:00 (giờ Roma) – 15:00 (giờ Việt Nam). Link xem trực tiếp sẽ được cập nhật bên dưới.

0:4,046 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên